Xem Nhiều 5/2024 # Chim Sẻ Hót Có Hay Không, Giá Bao Nhiêu, Mua Ở Đâu # Top 1 Yêu Thích

Chim sẻ rất hòa đồng, thường làm tổ, sinh sống gần khu vực cư trú của con người. Chúng xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới, từ nông thôn cho tới thành thị, đặc biệt là mùa thu hoạch lúa. Hiện tại, đây là loài chim ghi nhận có số lượng loài sống hoang dã lớn thế giới

Nguồn gốc xuất xứ chim sẻ

Chim sẻ là một trong những loài chim phổ biến ở khắp các miền quê đến các thành phố lớn tại Việt Nam cũng như toàn thế giới. Tiếng chim sẻ là một trong những âm thanh khá quen thuộc với cuộc sống của mỗi con người .

Đặc điểm ngoại hình chim sẻ

Chim sẻ có thân hình mập mạp, lùn với bộ lông có màu nâu, đen, trắng và có đôi cánh tròn; đầu tròn, đuôi ngắn và mỏ hình nón, cứng.

Chim sẻ đực và cái được phân biệt bằng màu lông: sẻ đực có phần lông ở lưng màu đỏ, phần yếm màu đen; trong khi sẻ cái có phần lông màu nâu với những sọc vằn. Con mái thường nhỏ hơn con trống.

Đặc điểm tính cách của chim sẻ

Chim sẻ có thể bay rất nhanh để chạy trốn khỏi kẻ săn mồi. Kẻ thù chính của chim sẻ là chó, mèo, cáo và rắn. Nó thường xây tổ dưới mái nhà, gầm cầu hoặc hốc cây. Chim đực sẽ chịu trách nhiệm xây tổ và trong quá trình này, nó sẽ cố gắng quyến rũ những con cái. Chim cái sẽ giúp chim đực cùng xây tổ nếu chim cái “quan tâm” tới việc giao phối với con đực.

Chim sẻ được cho là loài chim không chung thủy. Một phân tích về gen gần đây chỉ ra rằng chỉ một số ít trứng chứa DNA của cả chim bố và chim mẹ.

Chim sẽ có tập tính sống theo bầy đàn và chúng rất nhạy cảm với tiếng kêu gọi của đồng loại, điều đó không có nghĩa là tiếng kêu thế nào nó cũng đến mà đòi hỏi phải đúng tiếng chim sẽ gọi bầy đàn thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều, với lại người thợ săn phải đổi tiếng khác khi mà đi bẫy lại nơi đã từng bẫy.

Đặc điểm sinh sản của chim sẻ

Chim sẻ sinh sản vào dịp xuân hè, khi nắng ấm và đúng mùa côn trùng nở rộ. Chim sẻ mái đẻ từ 3-5 trứng mỗi lứa; trứng sẽ được ấp trong vòng từ 12-15 ngày. Cả chim bố và chim mẹ cùng nhau chăm sóc trứng và chim con. Chúng đi tìm thức ăn (sâu) và trực tiếp mớm cho sẻ con ăn. Chim sẻ con sau khi được 15 ngày sinh sẽ có thể rời tổ bay lượn bình thường.

Cách chăm sóc cách nuôi chim sẻ

Tránh cho chim uống nước.

Chim non và chim ra ràng chỉ ăn côn trùng do chim bố mẹ mang về, và chúng không uống nước. Nếu bạn cố cho chúng uống, nước có thể tràn vào phổi và khiến chúng bị sặc.

Giữ ấm cho chim.

Đặt một miếng giữ nhiệt ở mức nhiệt thấp trong hộp đựng khăn giấy, phủ vài chiếc khăn giấy lên trên, hoặc dùng một cái bát nhỏ lót khăn giấy bên dưới, đặt bát trên một chai nước nóng, sau đó đặt chú chim vào trong. Bạn cũng có thể dùng đèn treo để giữ ấm cho chim.

Nhiệt độ lý tưởng là từ khoảng 30- 32 độ C.

Không dùng quần áo có chất liệu xù để lót tổ cho chim vì móng và mỏ của chim có thể mắc vào đó.

Đặt tổ ở chỗ tối và yên tĩnh, tránh bị trẻ nhỏ và thú cưng làm phiền.

Giữ mỏ chim sạch sẽ.

Sau khi cho chim ăn, bạn cần lau sạch mỏ và mặt chim bằng khăn ướt dùng một lần hoặc bông gòn ướt. Các chất bẩn trên mỏ có thể khiến chim bị nhiễm vi khuẩn.

Đo sự phát triển của chim.

Bạn có thể dùng cân tiểu ly để đo sự phát triển chung của chim bằng cách cân chim mỗi ngày trước khi cho ăn. Chim non khỏe mạnh sẽ tăng cân mỗi ngày.

Nếu có ý định trả chú chim về môi trường tự nhiên, bạn có thể không cần phải cân đo cho chim, vì càng tiếp xúc nhiều, bạn càng để lại nhiều dấu ấn với nó. Nếu muốn nuôi chú chim như thú cưng, bạn hãy cân thường xuyên để theo dõi sự phát triển.

Cho chim ăn thường xuyên.

Dựa vào tuổi của chim, bạn có thể bón thức ăn trực tiếp cho chim, hoặc nếu chú chim đã đủ lớn và có thể tự ăn, bạn có thể để thức ăn vào một cái bát nông. Bạn cần lưu ý rằng chim non cần khoảng 2 tuần mới có thể tự ăn được.

Nếu chú chim còn rất non và chưa có lông, bạn nên cho nó ăn 30 phút một lần. Với chim lớn hơn, bạn có thể cho ăn 1 đến 2 giờ một lần. Chim sẽ kêu và há miệng khi nó đói và ngừng ăn khi đã no.

Chỉ cho chim uống nước bằng bình nước có van.

Chim non chưa biết cách uống nước từ máng đựng nước nông và có thể sẽ bị đuối nước

Chế độ ăn uống dinh dưỡng của chim sẻ

Chế độ ăn tự nhiên của chim sẻ nhà bao gồm thức ăn khô, chẳng hạn như mầm cây, các loại hạt, và thức ăn tươi, ví dụ như nhện, ốc sên, rệp, sâu bướm, và các loại động vật không xương sống khác. Chim non thường thích ăn thức ăn tươi hơn thức ăn khô.

Lưu ý, không cho chim sẻ nhà non ăn giun đất. Giun đất chứa một chất độc có thể khiến chim tử vong. Thay vào đó, bạn có thể cho chú chim ăn những con dế rất nhỏ (có thể mua ở cửa hàng bán thức ăn cho động vật bò sát).

Hoặc bạn cũng có thể cho chim ăn giòi trắng sạch, bán ở các cửa hàng mồi câu. Lưu ý chỉ cho chim ăn các con giòi có ruột sạch. Vạch đen trong con giòi chính là ruột của chúng, bạn hãy đợi cho đến khi vạch màu đen này biến mất trước khi cho chim ăn.

Bạn cũng có thể cho chim ăn côn trùng khô dành cho các loài bò sát như rồng râu. Bạn có thể tìm mua loại thức ăn này ở các cửa hàng thú cưng.

Nếu chú chim sẻ nhà là chim non chưa ra ràng, bạn chỉ cần cho nó ăn thức ăn của mèo, không cho thêm côn trùng. Các loại côn trùng như ruồi có thể khiến chim non bị táo bón nặng và dẫn đến tử vong.

Lồng nuôi chim sẻ

Muốn nuôi chim sẻ được bạn phải chuẩn bị lồng rộng để chúng sống thoải mái và đầy đủ vật dụng khác như cóng nước, máng ăn nhỏ gọn… Riêng lồng nuôi phải để nơi cao ráo, thoáng mát có nhiều không gian xanh.

Vấn đề sức khỏe của chim sẻ

Nuôi chim sẻ cũng khá vất vả ở chỗ nếu nguồn thức ăn không đảm bảo sạch và an toàn chim rất dễ bị đi ngoài. Vì vậy thức ăn bạn cho chúng cần phải sạch, không ôi thiu, côn trùng phải tươi. Khi chi chim ăn nếu không hết phải dọn sạch chuồng nếu không thức ăn sẽ bị thối chim dễ nhiễm khuẩn và mắc bệnh rồi chết. Thường xuyên tắm và tắm nắng cho chim để tránh các bệnh về lông như xù, ghẻ, rụng…

Khi chim có dấu hiệu yếu và nguy cơ ốm hãy cho chim ăn sâu tươi để nhanh khỏe, sau đó dần dần tách sâu ra và chỉ cho ăn cám. Cần chia nhỏ mỗi bữa ăn của chim để chim được tiêu hóa tốt, không nên cho ăn quá no. Trời lạnh nên tăng cường cho chim ăn mồi tươi như sâu, châu chấu…để chim có đủ sức đề kháng tốt hơn.

Cách huấn luyện chim sẻ

Tránh để lại ấn tượng sâu sắc với chim.

Nếu tiếp xúc với con người quá nhiều, chú chim sẽ tưởng bạn là bố mẹ và không sợ bạn nữa. Điều này gây khó khăn cho việc thả nó về môi trường hoang dã. Nếu có ý định nuôi chú chim đến khi nó đủ khỏe để trở về tự nhiên, bạn cần tránh nhấc và chạm vào nó, đặc biệt là trong khi cho ăn để tránh khiến nó mất bản năng sợ người.

Hãy cố gắng để chú chim không quen với bạn. Nếu quen, chú chim sẽ nghĩ nó là con người giống bạn chứ không phải là chim, do vậy việc trả nó về tự nhiên sẽ rất khó khăn.

Cố gắng không giao tiếp với chim. Bạn cần chăm sóc và cho nó ăn như một “người vô hình”.

Cách nhận biết chim sẻ thuần chủng hay không

Hiện tại chưa có thông tin về cách nhận biết chim sẻ thuần chủng.

Chọn giống lai của chim sẻ trên thị trường

Hiện tại chưa có thồn tin về giống lai của chim sẻ trên thịt trường.

Giá bán chim sẻ bao nhiêu

Gía bán chim sẻ thì thường rất thấp, chỉ giao động trong khoảng từ 5-15k/1con.

Mua chim sẻ ở đâu uy tín tại TPHCM HN

Liên hệ Duys Pets 097.6666.156 Để được tư vấn miễn phí