Đề Xuất 5/2024 # Chim Cánh Cụt Sống Ở Đâu? Có Biết Bay Không? Đẻ Con Hay Trứng? # Top 3 Yêu Thích

Chim cánh cụt là số ít những loài động vật sống ở Nam Cực. Loài chim này không chỉ đặc biệt mà còn vô cùng đáng yêu. Chính vì vậy, những chú chim cánh cụt dễ thương đã được dựng thành phim chim cánh cụt vùng madagascar. Bài viết này của chúng tôi, giới thiệu cho các bạn rất nhiều điều thú vị về những chú đáng yêu này.

Chắc hẳn, cái tên chim cánh cụt đã khá quen thuộc với rất nhiều người. Tuy nhiên, để chiêm ngưỡng và hiểu hết loài chim này thì không phải ai cũng biết.

Những chú chim cánh cụt đầu tiên được tìm thấy tại khu vực New Zealand, xuất hiện từ 65 triệu năm trước.

Hiện nay, những chú chim sinh sống ở vùng Nam cực và được nuôi ở trong những viện hải dương học ở hầu hết các quốc gia ở Việt Nam.

Thức ăn của những chú cánh cụt chủ yếu là động vật. Thức ăn chủ yếu của chúng là cá. Một số loài cá mà chúng yêu thích nhất: cá cơm, cá trích, cá nhái, cá tuyết và cá sòng.

Chim cánh cụt sinh sản rất nhiều, chúng có thể đẻ được vào hầu hết các thời điểm trong năm. Chúng là loài chim đẻ trứng.

Tuy nhiên, khoảng thời gian từ tháng 4 – 6 và tháng 8 – 12, đây là khoảng thời gian sinh sản nhiều nhất.

Chim cánh cụt là loài động vật chung thủy, chúng chỉ kết cặp 1 lần (tức là chỉ có một vợ và một chồng).

Trước kỳ sinh sản, những chú chim cánh cụt thường di cư để làm tổ ở những hang đá dọc bên bờ biển.

Sau khi đẻ trứng, chúng sẽ cho những quả trứng vào bên trong hang để ấp.

Một lần sinh sản, chim cánh cụt có thể đẻ được khoảng 2 quả trứng. Tuy nhiên, khi nở ra chỉ có một con non sẽ còn sống.

Thời gian trứng nở là vào khoảng 6 tuần kể từ ngày đẻ. Trong khoảng thời gian đó, chim cánh cụt đực và cái sẽ thay nhau bảo vệ tổ.

Chim cánh cụt là một trong những loài động vật sống có tổ chức và xã hội rất cao. Chúng thường sinh sống thành từng bầy lớn dọc cả 1 vùng ven bờ.

Tuy sống cùng nhau nhưng khi đi kiếm ăn chúng chỉ đi 1 mình.

Chim cánh cụt là loài động vật đặc trưng của vùng Nam Cực nơi có khí hậu lạnh lẽo.

Ngoài ra, loài chim cánh cụt còn được con người nuôi dưỡng trong các khu bảo tồn, viện hải dương học và trong thủy cung tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Chim cánh cụt dù được xếp là 1 loài chim nhưng chúng không thể bay. Thay vào đó, chúng có khả năng bơi ở trong nước.

Chim cánh cụt có phần đầu tương đối nhỏ so với phần thân. Chiếc đầu nhỏ hơn thuôn dài, mỏ cứng và nhọn.

Mắt khá nhỏ và màu đen nhánh. Thân hình của cánh cụt khá tròn, lưng hơi cong và bụng chảy xệ xuống.

Ở dưới vai có 1 đôi cánh – giống với phần vây của loài cá heo (Cánh của chúng không có lông). Chim cánh cụt di chuyển bằng 2 chân. Phần đuôi của chúng khá ngắn.

Bao bọc cơ thể của chúng là một lớp lông dày, phía dưới da là một lớp mỡ khá dày. Đặc điểm này giúp chúng có thể thích nghi tốt với môi trường lạnh giá của Nam Cực.

Những chú chim cánh cụt không có khả năng bay, tuy nhiên chúng lại có thể đi, nhảy và bơi dễ dàng trên cạn và ở dưới nước.

Một chú chim cánh cụt có thể sống được khoảng 20 năm. Một số cá thể có thể sống đến 50 năm tuổi thọ.

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều loại chim cánh cụt. Tuy nhiên, bài viết này của chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn 1 vài loài chim cánh cụt phổ biến nhất.

Dòng chim cánh cụt hoàng đế được mệnh danh là loài chim cánh cụt nặng nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, màu lông của chúng có phần khác biệt.

Lông đầu, lưng của chúng thường có màu đen, phần bụng và chân thường có màu trắng.

Ngực, cổ và phần tai của chúng thường có màu vàng nhạt.

Thức ăn của chim cánh cụt hoàng đế chủ yếu là các loài cá.

Tuy nhiên, khi hiếm thức ăn, chúng có thể ăn cả các động vật giáp xác.

Khả năng lặn sâu của loài này có thể kéo dài đến 18 phút.

Chim cánh cụt hoàng đế thường chỉ sinh sản 1 năm 1 lần vào mùa đông. Loài cánh cụt này chỉ đẻ 1 quả trứng cho 1 lần sinh sản.

Chim cánh cụt hoàng đế có thể sống đến 20 năm, cá thể già nhất có thể sống được 50 năm.

Chim cánh cụt châu Phi phân bố chủ yếu ở phía nam của khu vực châu Phi. Loài chim cánh cụt này khi trưởng thành có cân nặng dao động trong khoảng 2.2 – 3.5kg.

Giống như đặc điểm chung của các loài chim cánh cụt, chim cánh cụt châu Phi không biết bay nhưng lại có khả năng bơi lội rất tốt (phần chân của chúng có màng giống với vịt).

Chim cánh cụt châu Phi có màu sắc không đều như những loài khác.

Phần miệng, cổ, lưng, cánh và phần đuôi thường có màu đen.

Phần 2 bên đầu, ngực và bụng của chúng có màu trắng tinh.

Ngăn cách giữa phần ngực và bụng là một vòng lông màu đen vô cùng đặc biệt.

Hiện nay, dòng chim cánh cụt đang được xếp ở mức đe dọa lớn, chính vì vậy cần được bảo tồn.

Chim cánh cụt vu là dòng chim cánh cụt lớn thứ 2 chỉ sau loài cánh cụt hoàng đế. Chim cánh cụt vua khi trưởng thành có kích cỡ cơ thể đạt 11 – 16kg.

Chim cánh cụt vua phần lưng thường có màu xám đen, bụng màu trắng.

Đỉnh đầu có màu đỏ, 2 bên má và mỏ có màu vàng cam, phần cổ hơi có màu vàng nhạt.

Loài cánh cụt này phân bố chủ yếu ở vùng phía Nam Đại Tây Dương.

Loài chim cánh cụt này thức ăn chủ yếu là các loài cá nhỏ, giáp xác, mực và các loài sinh vật nhuyễn thể. Chúng tìm kiếm thức ăn ở độ sâu từ 100 – 200m.

Bắc Cực và Nam Cực, đây là 2 vùng cực lạnh nhất ở trên thế giới. Cùng khí hậu lạnh là vậy, lý do gì khiến chim cánh cụt có thể sống được ở Nam Cực mà không sống được ở Bắc Cực?

Chim cánh cụt có nguồn gốc đến từ vùng châu Nam Cực có thời tiết vô cùng lạnh.

Tiếp theo, tại vùng Nam Cực nơi luôn cung ứng đầy đủ nguồn dinh dưỡng cho chúng.

Cho nên, sẽ không có bất cứ do gì để chúng rời bỏ vùng Nam Cực để tới vùng Bắc Cực xa xôi và đầy rẫy những nguy hiểm xung quanh.