Xem Nhiều 5/2024 # Lời Khuyên Khi Bị Trật Khớp, Bong Gân, Chuột Rút Trên Sân Bóng # Top 1 Yêu Thích

Bóng đá là môn thể thao có độ va chạm khá nhiều. Tình trạng trật khớp, bong gân, chuột rút trên sân cỏ là điều hiển nhiên xảy đến với các cầu thủ. Nếu biết cách sơ cứu ngay tại chỗ sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị từ bác sĩ.

Khớp xương là hai hay nhiều vị trí xương kết nối với nhau. Chúng có tác dụng giúp chuyển động (trừ xương sọ) và nâng đỡ cơ học.

1.Trật khớp:

– Trật khớp là tình trạng thường xuyên xảy ra với các cầu thủ trên sân bóng, đặc biệt những mặt sân có chất lượng kém.

– Lúc này các đầu xương khớp bị lệch ra khỏi vị trí bình thường, mất tương quan giữa các khớp.

– Dấu hiệu nhận biết: đau, ít hoặc giảm vận động, khớp bị biến dạng.

Trật khớp đầu gối trên sân cỏ gây ra đau đớn. Cách xử lí tại chỗ:

Bước 1: Đầu tiên không được di chuyển, không cố gắng nắn bóp vì dễ làm tổn thương thêm

Bước 2: Cố định khớp bằng (băng vải y tế).

Bước 3: Xử lí lạnh sâu: Chườm lạnh bằng nước đá, đá viên trong túi chườm hoặc bằng túi làm lạnh khẩn cấp tiện lợi STARBALM. Hoặc có thể dùng xịt lên bề mặt, chai xịt lạnh STARBBALM có tác dụng làm lạnh sâu vùng đau, ngăn chặn chấn thương. Tuyệt đối không được xoa mật gấu, thuốc, rượu có độ nóng.

Bước 4: Di chuyển bệnh nhân nhẹ nhàng đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và điều trị của chuyên môn.

2. Bong gân:

Bong gân là tình trạng chấn thương dây chằng (là mô nối hai hoặc nhiều xương tại một khớp). Các khớp thường bị bong gân là khớp gối, khớp cổ chân, khớp tay trái, khớp cổ tay.

Dấu hiệu dễ nhận biết:

– Vị trí bị bong gân đau nhức, khi cử động có cảm giác đau nhói.

– U tại 1 điểm, sưng, có vết bầm tím ở dưới da vận động khó khăn.

– Da đổi màu. Chiều dài chi không bình thường.

– Tại chỗ mà khớp bị tổn thương có khi rất lỏng lẻo, chảy nước dịch trong da

Xử lí ban đầu:

– Dừng hoặc hạn chế mọi hoạt động di chuyển để trách làm tổn thương thêm chỗ bị bong gân.

– Áp dụng phương pháp làm lạnh: Chườm đá 15 – 20 phút/lần, không đặt đá trực tiếp lên da, phải cách da lớp vải, hoặc có thể thay thế bằng túi làm lạnh khẩn cấp, dùng chai xịt lạnh STARBALM để sơ cứu tức thì.

– Sau đó đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị hoặc cần người có chuyên môn hỗ trợ.

Bong gân ở cổ chân gây sưng và bầm tím. 3. Xử lí chuột rút trong thể thao:

– Chuột rút hay còn gọi là vọp bẻ là hiện tượng đau gây ra bởi sự co rút cơ – co cơ. Nguyên nhân do lạnh hoặc do hoạt động quá sức. Khi bị chuột rút gây đau dữ dội ở một bắp thịt, không cử động được ở vị trí này.

– Chuột rút hay xảy ra ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Chuột rút rất nguy hiểm có thể dẫn đến chết đuối nếu đang bơi dưới nước.

Nguyên nhân bị chuột rút:

– Có 2 nguyên nhân chính: thiếu oxy đến cơ; thiếu nước và muối ăn.

– Tình trạng rối loạn điện giải cũng có thể gây ra chuột rút ở cơ, hạ canxi máu (thiếu canxi) hoặc hạ kali máu (thiếu kali) (hoặc khi ra mồ hôi quá nhiều mà không được bù đắp).

– Từ những nguyên nhân trên, chuột rút rất dễ xảy ra với các vận động viên thể thao hoạt động với cường độ cao, ra mồ hôi nhiều dẫn đến mất nước và các khoáng chất.

Cách xử lí khi bị chuột rút ngay trên sân tập:

– Nên dừng chơi, cố gắng thả lỏng vùng cơ bị đang bị rút

– Xoa bóp nhẹ bắp cơ bị rút, có thể dùng các sản phẩm làm nóng (chai xịt nóng, gel nóng, chai lăn, ống làm nóng) lúc này để lưu thông các mạch máu.

– Nếu bị chuột rút ở cẳng chân nên vươn duỗi cơ ở chiều đối ngược. Kéo đầu ngón chân và bàn chân lên cao hướng về đầu gối.

– Nếu bị chuột rút ở bắp đùi, cần nhờ người kéo thẳng chân ra, một tay nâng cao gót chân, tay kia đồng thời ấn đầu gối xuống.

– Nếu bị chuột rút cơ xương sườn, bạn phải hít thở sâu để thư giãn cơ hoành đồng thời xoa bóp nhẹ các bắp thịt xung quanh lồng ngực.

Kéo thẳng chân khi bị chuột rút ở bắp đùi.

– Thức uống nên dùng lúc này: Uống nước trà đường nóng, cà phê pha ngọt, .nước cam, nước chanh…

– Nên tắm nước ấm nóng để thư giãn bắp thịt. Không nên đi giày cao gót, nên đi giày vừa tầm.

Cách phòng ngừa chuột rút:

– Nạp vào cơ thể các loại nước giàu chất khoáng trước khi chơi thể thao, vận động.

– Khởi động thật kĩ trước khi vận động cơ thể, trước mỗi buổi tập để đảm bảo lượng oxi đến cơ.

– Tập thư giãn cơ bắp trước và sau mỗi lần tập luyện.

– Tập vươn duỗi chân vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức dậy.

– Co bàn chân về phía đầu gối càng cao càng tốt, để máu dễ lưu thông vùng cẳng chân.

– Hạn chế dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia.

Lời khuyên chung để hạn chế tình trạng trật khớp, bong gân và chuột rút là các bạn không nên xem nhẹ động tác khởi động, làm ấm cơ trước khi vô bài tập chính. Vì khởi động cơ giúp đẩy oxi đến nuôi dưỡng cơ, giảm tình trạng đuối cơ, tăng khả năng chịu đựng của cơ bắp. Đồng thời luôn dự trữ các vật dụng sơ cứu y tế cần thiết trong túi tập để bảo vệ sức khỏe chính bạn.

Xêm thêm: Xử lí chấn thương bằng phương pháp làm lạnh