Xem Nhiều 4/2024 # Cách Nuôi Chim Khuyên Sinh Sản Đơn Giản, Hiệu Quả Lại Tiết Kiệm Nhất # Top 1 Yêu Thích

Cách nuôi chim khuyên sinh sản đơn giản hiệu quả. Chia sẻ cách nuôi chim vành khuyên sinh sản đạt chuẩn, đơn giản, tiết kiệm mang lại hiệu quả cao nhất.

Chim vành khuyên là một trong những loài chim được nuôi làm cảnh nhiều nhất ở Việt Nam vì tiếng hót rất hay của nó. Nhưng không phải ai cũng biết cách nuôi chim vành khuyên nhất là những người mới.

Bài viết sau đây của Yêu Chim sẽ hướng dẫn các bạn cách nuôi chim khuyên sinh sản đạt hiệu quả tốt nhất.

1. Đặc điểm của chim vành khuyên

Chim vành khuyên còn có tên gọi khác là chim khuyên, chúng có nguồn gốc từ châu Phi. Hiện nay chim khuyên xuất hiện nhiều nhất ở các hòn đảo của Ấn Độ Dương.

Chim khuyên có thân hình rất bé nhưng bù lại chúng lại có đôi chân rất chắc khỏe. Chim có đầu tròn, mắt xếch, xung quanh mắt có các lông màu trắng. Đây chính là điểm phân biệt chim khuyên với các chim khác.

Chim khuyên có giọng hót trong trẻo, cao. Bên cạnh đó chúng cũng có thể bắt chước được tiếng người không khác gì những con vẹt.

Chim khuyên có đặc điểm lông trắng xung quanh mắt

2. Thức ăn của chim khuyên

Thức ăn ưa thích của chim khuyên là cào cào non, cám đậu xanh và các loại hoa quả. Các loại hoa quả nên cho chim ăn là cam, cà chua, chuối, dưa leo, cà rốt.

Trong quá trình nuôi chim khuyên bạn chỉ nên cho chim ăn một loại cám duy nhất. Không nên đổi cám vì sẽ khiến chim thay lông bất thường, không hót, bỏ ăn dẫn đến chết.

3. Cách nuôi chim khuyên qua từng thời kỳ

Đây là thời kỳ chim cần được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng. Bạn trộn cám đậu xanh thêm ít trứng, nhộng. Các loại hoa quả nhiều màu sắc và một ít cà rốt.

3.2 Thời kỳ chim khuyên trước khi căng lửa

Sau khi thay lông được 1 tháng chim sẽ vào thời kỳ chưa căng lửa. Đây là thời kì dễ nuôi nhất vì chim khuyên không cần nhiều chất dinh dưỡng. Chỉ cho chim ăn cám và hạn chế ăn hoa quả. Nếu cho ăn quá nhiều thời kì này khiến chim mất cân bằng dinh dưỡng và hót không được hay.

3.3 Thời kỳ chim khuyên căng lửa

Đây là thời kỳ chim hót nhiều nên tiêu thụ nhiều chất dinh dưỡng. Vậy nên giai đoạn này nên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho chim vành khuyên.

Mùa sinh sản của chim khuyên bắt đầu từ tháng 7 âm lịch. Lúc này chim khuyên đực sẽ dùng tiếng hót của mình để thu hút các chim khuyên cái.

Chim khuyên mỗi lứa đẻ được từ 2 đến 4 trứng, trứng của chim có màu xanh lam gây thích thú cho người xem.

Trong thời kỳ sinh sản cả chim đực và chim cái sẽ cùng nhau ấp trứng và nuôi chim con khi mới nở.

Thời kì này cho chim ăn nhiều cám và hoa quả hơn một chút để chim cân bằng được dinh dưỡng.

Chim khuyên con sẽ được chim bố, chim mẹ chăm sóc đến khi mọc lông

4. Những lưu ý khi nuôi chim khuyên

Khi thấy chim khuyên nhảy quá nhiều trong lồng bạn nên cho chúng ăn cam một tuần hai lần. Tuy nhiên không nên cho chim ăn vào mùa đông vì cam chứa nhiều chất chua khiến chim hạ lửa.

Vào mùa đông và mùa xuân nên cho chim ăn thêm châu chấu, cào cào để chim chịu lạnh tốt hơn.

Mùa hè không nên cho chim ăn chuối quá chín khiến chim bị tiêu chảy.

Tuyệt đối không cho chim khuyên ăn cá, thịt vì hệ tiêu hóa của chim yếu dẫn đến chết.

5. Phòng trị một số bệnh phổ biến của chim khuyên

Nguyên nhân chim bị tiêu chảy là do thay đổi chế độ ăn uống, thức ăn không đảm bảo, chuồng chim không sạch sẽ, nước bẩn.

Khi chim khuyên bị bệnh nên pha loãng nước chè rồi cho chim uống từ 3 ngày đến 5 ngày. Sau đó chuyển sang nước sạch bình thường.

Nếu chim bị nặng thì cho chim ăn chuối thay cám, không uống nước trong 3 ngày, buổi đêm cho chim ăn thêm sâu. Sau 3 ngày cho chim ăn cám lại bình thường.

Các ngón chân của chim có dấu hiệu lở loét, mưng mủ. Nguyên nhân là do chim bị các động vật, côn trùng cắn hoặc bị các vật nhọn cứa vào.

Cách điều trị là dùng nước muối loãng làm sạch chân rồi bôi thuốc vào các vết thương.

5.3 Chim khuyên mắc bệnh ký sinh trùng

Biểu hiện khi chim mắc bệnh này là lông xơ xác, rụng nhiều, chim nhảy loạn trong lồng nhiều. Nguyên nhân là do ký sinh trùng đã bám vào lông và da. Lồng chim khuyên không sạch sẽ, ẩm ướt, bẩn hoặc lây từ những con chim khác.

Cách điều trị là pha vài giọt dầu hỏa vào nước rồi tắm cho chim, sau đó lấy băng phiến 20% xoa lên thân chim, nhất là chỗ rụng nhiều lông. Cuối cùng là làm sạch lồng chim bằng nước sôi nóng.

5.4 Chim khuyên mắc bệnh tụ huyết trùng

Dấu hiệu khi chim mắc bệnh này là luôn ủ rũ, khó thở, chân co, phân lỏng có màu xanh.

Cách đơn giản và hiệu quả nhất là cho chim uống 15ml nước pha 25% đường trong 4 ngày liên tục.

Giữ vệ sinh sạch sẽ chuồng chim để tránh bệnh tật

5.5 Chim khuyên dính virus

Chim có các biểu hiện như cổ tụt, ngủ gục, chán ăn, bỏ ăn, phân lỏng và màu trắng.

Cách điều trị là pha loãng vitamin hoặc mật ong cho chim khuyên uống đến khi khỏi bệnh.

Hy vọng qua bài viết hướng dẫn nuôi chim khuyên của Yêu chim sẽ giúp bạn hiểu hơn về loài chim này và nuôi chúng một cách tốt nhất.