Xu Hướng 5/2024 # Chăm Sóc Chích Chòe Lửa Dự Thi # Top 4 Yêu Thích

CHÍCH CHÒE LỬA DỰ THI Ở ĐỘ TUỔI NÀO ?

Trước khi cuộc thi bắt đầu, mỗi chủ chim đến đăng ký với Ban Tổ Chức, đăng ký số và dán số vào lồng chim. Khi đến giờ thi, BTC sẽ bốc thăm từng vị trí để treo lồng lên sào. Các vị trí của các lồng trong cuộc thi do đó phụ thuộc vào may mắn. Nếu ông A có một con chim hay, đang ở đỉnh lửa, ông có thể muốn cho con chim của mình được nằm gần một con chim dử khác để chúng trổ hết tài năng của mình. Mặt khác, nếu chim của ông B không phải đang ở đỉnh lửa hoặc giả nó là chim tơ, ông B có thể muốn treo chim mình cạnh những con ít lửa hơn. Nếu chủ chim có nhiều chim dự thi, ổng sẽ mất nhiều thời gian để tìm nơi treo lồng vì sau khi treo xong, chủ chim được quyền thỏa thuận với nhau và thay đổi vị trí treo, nếu chim cùng chủ treo cạnh nhau. Hiện tại, Độ tuổi nào, chích chòe lửa nên dự thi ? Có 2 trường phái tư tưởng khác nhau:

Trường phái I : cho rằng một con lửa hay thì luôn luôn hay. Nói cách khác, tuổi tác không quan trọng và do đó miễn là con lửa trưởng thành về mặt hình thể, nó có thể được đăng ký dự thi nếu nó có lửa. Có con lửa đã giành giải nhất khi nó chỉ 18 tháng tuổi. Trường phái II: là một con lửa tơ không nên được đặt gần một con lửa già hơn đang ở đỉnh lửa. Vì lý do này và đặc biệt là do sự không chắc chắn về vị trí của lồng treo trên sào thi, chim tơ không nên dự thi. Tôi cũng tin rằng một con lửa tơ dự thi có thể có những ảnh hưởng bất lợi cho chim, đặc biệt nếu nó ở độ tuổi còn quá tơ, chẳng hạn như 18 tháng. đa số theo trường phái thứ II, tức là những con chim chỉ có 1 hoặc 2 lần thay lông từ chim chuyền, không có khả năng thể hiện tốt nhất trong khi thi và những con chim đoạt giải ở độ tuổi này là ngoại lệ (chúng có tài năng bẩm sinh và thể hiện ngay từ khi còn tơ) . Chẳng hạn, nó biết chơi theo phong cách “đầu rắn hổ mang”. Đây là thuật ngữ để chỉ chích chòe lửa vừa hót vừa gật đầu lên xuống như con rắn hổ mang khi phùng. Động tác này kết hợp với sàng cầu thì tuyệt vời !. Tất nhiên, chơi đầu rắn hổ mang không nhất thiết phải là dấu hiệu của một con chim trưởng thành. Một ví dụ: có 01 con chim 1 năm tuổi đã hót. Lấy một con chim 2 năm tuổi đặt gần một con chim 1 năm tuổi và trong vòng vài phút nghe và nhìn thấy con già hơn, Con 1 năm tuổi sẽ ngừng hót. Nó chứng tỏ rằng, con nhỏ hơn cảm thấy bị đe dọa. Sau đó chuyển lồng của của chúng xa nhau. Con 1 năm tuổi lại bắt đầu hót. Đây cũng là minh họa của những gì sẽ xảy ra trong tự nhiên, nơi nững con chim tơ sẽ không cố gắng để cạnh tranh với một con lớn tuổi hơn. Nên nhớ rằng giọng hót được sử dụng để thiết lập và phân ranh giới lãnh thổ và cho một lửa hót trong sự hiện diện của một con lửa khác là để tuyên bố rằng lãnh thổ này là của nó. Tức là chích chòe lửa có tính các cứ lãnh địa. Một con lửa hoàn thành thay lông đầu tiên từ chim chuyền được ví như một cậu bé đã dậy thì nhưng chưa đạt đến ông tướng. Nó chịu hót là để tìm bạn đời chứ không cố để tranh giành lãnh địa cùng những con khác. Tức là nó có khả năng giao phối nhưng Không có khả năng chơi ở một cuộc thi lớn hơn, mạnh hơn và chi phối nhiều hơn bởi nhiều con chim già hơn. Đặc tính này cũng giống như sư tử hay chích chòe than, con lớn hơn về tuổi đời sẽ có ưu thế hơn, khi lớn chúng tự tách bầy và tìm lãnh địa cho mình.

Như vậy, chích chòe lửa dự thi ít nhất là sau 02 năm tuổi

GIỌNG HÓT VÀ CÁCH LUYỆN GIỌNG CHO CHÍCH CHÒE LỬA Chích chòe lửa ở các vùng miền khác nhau sẽ có giọng hót khác nhau. Mặc dù chúng có thể học giọng hót mới khi nuôi nhốt lồng. Một con chim bổi sẽ trổ giọng rừng mạnh mẽ và giọng hót đó có nguồn gốc từ địa phương mà nó sống. Nếu bắt chim con từ trong ổ, nó sẽ thiếu giọng hót của lửa vùng đó khi chúng trưởng thành sau này. Nếu những chim con này được nuôi mà không có chim thầy trong những tuần đầu, chúng cũng sẽ bị giới hạn trong việc “hót hò” nhiều giọng khi trưởng thành. Trong khi đó, chim chuyền được bắt từ tự nhiên ở một giai đoạn già hơn, có khả năng hót giọng của địa phương đó sau này khi trưởng thành và những chú chim tơ đánh bắt hoang dã cũng tiếp xúc với chim thầy trong vài tuần đầu tiên, để khi trưởng thành chúng hót nhiều giọng hơn. Điều này xác nhận một lý thuyết cho rằng có một khoảng thời gian học tập rất quan trọng trong những tuần đầu của cuộc sống và chích chòe lửa con sẽ lưu giữ các giọng hót mà chúng nghe được vào bộ não. Giọng hót của những con chim cha, chim gần đó và một số âm thanh từ môi trường tự nhiên ở đó sẽ được coi là “giọng địa phương” của chúng. Các nghệ nhân ở các vùng miền khác nhau có cách đánh giá khác nhau về giọng hót của chích chòe lửa từng vùng miền. Ở một số nơi, đánh giá cao chất lượng giai điệu của giọng hót và ở những nơi khác, chú trọng nhiều giọng và không nhất thiết phải là chất lượng giai điệu. Một số nghệ nhân khi nuôi chim con, họ giảm thiểu những âm thanh không mong muốn trong môi trường xung quanh và cho chúng tiếp xúc nhiều với “giọng địa phương” tốt. Trong các vùng miền khác, nhiều người hướng tới sự đa dạng, khả năng bắt chước âm thanh của động vật khác hoặc các âm thanh tự nhiên của rừng núi xung quanh. Trong mọi trường hợp, khả năng bắt chước để phát triển giọng hót thông qua việc học từ những chim khác của cùng một loài cũng như từ các loài khác là khả năng nổi trội ở chòe lửa và được nhiều người ưa thích. Mặc dù chúng có khả năng sao chép các giọng của các loài chim khác, nhưng các giọng hót này có thể khác nhau về phẩm chất âm từ các nguồn. Chúng cũng có khả năng bắt chước âm thanh nhất định từ môi trường xung quanh, chẳng hạn như các âm thanh của còi xe, còi báo động nhưng có vẻ như những âm này chỉ xuất hiện khi nó đi chuyện và ít được ghi nhận khi nó hót lớn. Thanh quản là cơ quan phát ra giọng của chim. Nó bao gồm hai phần nằm gần khí quản và có màng đàn hồi cao. Các cơ của thanh quản kiểm soát sự căng lên của màng bởi khí từ phổi và điều chỉnh áp suất không khí, chim có khả năng kiểm soát độ ồn và cường độ của âm thanh phát ra từ thanh quản. Hai mặt của thanh quản có thể hoạt động độc lập với nhau và phát ra hai “tông” riêng biệt đồng thời. Một số chích chòe lửa có thể làm được điều này, chúng hót một giọng với đồng thời hai “tông”. Trong quá trình thay lông, chim sẽ ít hót hơn vì vậy nên phủ áo lồng thường xuyên hơn và cho chúng tiếp xúc với chim hót khác (Không phải chích chòe lửa) với nhiều giọng hót được ưa thích. Chích chòe lửa sẽ ghi lại và ghi nhớ âm thanh đã nghe. Thời gian sau, khi gặp con lửa khác, nó sẽ hót giọng mà nó đã ghi nhớ trước đó, giọng của nó sẽ khác, sắc và to hơn. Vì vậy, điều quan trọng là lựa chọn những con chim thầy cho nó, và tránh xa những chú chim đồng loại căng lửa hoặc chim khác có giọng không hay lắm. Thời kỳ thay lông, chim ít hót, chủ yếu là lắng nghe. Nếu muốn nghe nó hót giọng yêu thích sau đó, chúng ta tập nó với chim khác để nó học giọng. Khả năng này khác nhau ở mỗi con, vì vậy chúng ta phải chọn được con tốt nhất. Có thể cho nó nghe tiếng dế kêu (dế trống), tiếng mưa rơi-thác đổ .v.v. Khi quan sát ở trường đấu nhỏ (3-5 con) chúng ta có thể phát hiện chúng đe dọa con khác bằng cách thay đổi “tông” và có thể thấy những chú chim tỏ ra sợ sệt khi nghe con khác đổi “tông” lạ, đột ngột. Nếu nó sợ hãi nó sẽ im lặng. Mặt khác, mọi người tỏ ra không thích chòe lửa hót giọng đơn điệu.

ĐÀO TẠO CHIM HÓT VÀ CHỌN THỜI ĐIỂM DỰ THI

Khuyến khích nuôi lồng lớn nhất có thể (#53-54 cm đường kính), nhất là đối với chim còn tơ. Khỏang không gian này là thích hợp cho sự phát triển về thể chất của chim. Lồng phải được đặt trong một góc phòng yên tỉnh, tránh được gió lùa và ánh nắng trực tiếp. Việc huấn luyện chim hót phụ thuộc rất nhiều vào sở thích của mỗi cá nhân. Một số có thể muốn dạy con chim của mình hót giọng rừng giống như những con chim từ hoang dã , một số khác lại thích những giọng hay, lạ, ngắn … Cũng nên biết rằng, giọng hót của chim đa phần là do thừa hưởng. Một giọng hót đơn điệu có thể được cải thiện chút ít trong khả năng của nó để hót nhiều giọng sau khi được đào tạo nhưng chưa bao giờ có thể được phát triển thành một giọng hót xuất sắc. Một con chim tiềm năng có thể phát triển giọng rừng của chúng trong giai đoạn đầu mà không cần phương pháp đặc biệt. Một con chim khỏe mạnh có thể hót du dương hàng giờ. Để tránh mất tập trung, đi dượt chim 2-3 giờ mỗi ngày, các lồng có thể được phủ ½ áo lồng. Giọng hót của chim sẽ phát triển tốt trước đợt thay lông đầu tiên. Vào thời kỳ thay lông, để tập giọng cho chim tơ, có thể cho chúng nghe giọng chim khác lòai hoặc giọng chim hay. Băng đĩa của giọng chim hót xuất sắc cũng có thể được sử dụng để hổ trợ đào tạo. Thông thường, một con chim non được nuôi dưỡng tốt sẽ phản ứng mạnh mẽ đối với chim lạ khác sau đợt thay lông đầu tiên (6-10 tháng tuổi). Các tần số và volume của giọng hót sẽ tăng dần. Khi chim đạt đỉnh lửa, vòm họng sẽ biến từ đỏ nhạt đến đỏ sẫm hoặc màu đen. Sau đó sẽ là thời gian tốt nhất để đánh giá về khả năng “hót hò” hoặc tiềm năng và cách chơi hoặc là thời điểm thích hợp được chon để dự thi. Giai đoạn tiếp theo là tập cho chim làm quen với môi trường lạ, đám đông và các loài chim khác. Thông thường là mang chim đến nơi dợt thường xuyên – Nơi mà các nghệ nhân khác cũng mang chim của họ đến để tập luyện. Một chòe lửa đã được đào tạo tốt sẽ bắt đầu hót ngay sau khi nghe các giọng của chòe lửa khác và trong một số trường hợp có thể cho nó học giọng của chim khác lòai.

Hành vi tự nhiên của chích chòe lửa

Chòe lửa thường nhút nhát và ít hót trước thời gian làm tổ. Chúng ít xuất hiện sau mùa sinh sản. Trong tháng sáu, tháng bảy và tháng tám, chích chòe lửa sẽ hăng hái đáp trả những ai di chuyển vào cội của chúng. Giọng hót của chim trống sẽ to và mạnh mẽ ở giai đoạn này. Trong trường hợp nuôi nhốt lồng, mất 2-3 tháng để hoàn tất việc thay lông và sẽ đạt đến đỉnh lửa sau 2-5 tháng. Chúng có thể được cho thi hót trong thời kỳ này. Những nguyên nhân làm cho chim thi không tốt thường do ăn quá mức, tập luyện quá mức, thay đổi thức ăn …

Chích chòe lửa trong tương lai

CÁCH LUYỆN THỂ LỰC THEO GHOZZE

Tại sao không tập lực bằng cách cho bay trong nhà ?

Có thể cho nó tập bay trong phòng ở nhà nhưng phải có phương pháp để khuyến khích nó bay. Chim ngoài thiên nhiên phải hoạt động nhiều để tìm thức ăn. Trong điều kiện nuôi nhốt, thực phẩm dồi dào và nó không cần phải nỗ lực nhiều như thế. Có thể tập cho nó di chuyển một mức độ nào đó trong một phòng lớn bằng cách ném các loài côn trùng nhỏ sống xa nó mỗi khi cho ăn. Tuy nhiên, chỉ ném loại thức ăn mà chim thích ăn mới kích thích nó di chuyển được. Dù gì đi nữa, thì tập trong lồng bay vẫn là một phương pháp an toàn và khoa học hơn. Tập khả năng chịu đựng của chim bằng cách cho chim bay trong một cái lồng lớn đem lại hiệu quả và sự thú vị. Không nên có hành động mạnh bạo nào gây Stress quá mức cho chim. Tuy nhiên, một stress có mức độ không phải là không cần thiết.

Vài suy nghĩ về việc gây căng thẳng (Stress) cho chim

Kích cho chim bay bằng cách nào?

-Dùng thức ăn hoặc chim khác để kích nó di chuyển. -Dùng tay hoặc với một que cây nhỏ. Không cần phải nói, phương pháp đào tạo là dành cho chim đã tương đối thuần hóa. Nó không dành cho các chim chưa thuần thuộc vì chúng dể hoảng ngay cả hành động nhỏ của bạn.. Sẽ là sai lầm khi nghĩ rằng đuổi chim bằng cây. Cây ở đây là chỉ được sử dụng như một phần mở rộng của cánh tay để chim di chuyển theo hướng mong muốn. Như Ghozze nói, tất cả những gì các bạn phải làm là kích chim bay đến cành tiếp theo. Chúng cũng khó bị căng thẳng quá mức. * Thông thường khi nuôi chim đá, người ta mới nghĩ đến việc tập lực cho chim, sẽ là thiếu sót nếu nghĩ rằng chim hót không nhất thiết phải làm như thế vì trong các cuộc thi hót, ngoài giọng hót, phong cách chơi thì lực – độ bền đóng một vai trò quan trọng. Phải cẩn thận trước khi cho vào lồng tập lực, nếu là chim đã quen lồng hoặc là chim tơ thì ít gây trở ngại gì. Nếu là chim chưa thuần thuộc hoặc nuôi vài năm mà chưa quen lồng tập lực, chúng sẽ bị hoảng, bay loạn xạ, bu nóc lồng, tuột móng … và khó bắt ra ngoài. Điều này, đòi hỏi bạn phải tập bằng cách chọn thời điểm chim căng lửa mới tập và cường độ từ ít đến nhiều cho chúng quen dần.L-)