Phổ Biến 4/2024 # Cách Thuần Dưỡng & Chăm Sóc Chòe Than # Top 6 Yêu Thích

1. Lồng Nuôi

– Đối với chim Mộc ( bổi )

Nên chọn lồng tròn ( vuông ) size 33-34 ( ko to ko nhỏ ko cao ko thấp – NÊN SUER DỤNG NÓC VUÔNG , NẾU LÔNG VAI TRÒN NÊN DÙNG VAI NAN KÉP TRÁNH CHIM RÚC MỎ )

Áo lồng mỏng vừa phải để chim ổn định và có thể nhìn thấy vị trí ăn uống khi chim mới bứt đầu cho vào lồng ( Nếu dùng áo quá dầy tối với chim bổi mới dùng áo kín quá chim ko quen dễ ngợp )

– Đối với mộc dở và thuần : Nên chọn lồng từ size 38-42- 45 chim lên dáng đẹp . ( KHÔNG NÊN NUÔI LỒNG NHỎ VÀ QUÁ CAO GÁC CẦU PHỤ CHIM DỄ SINH NẾT NHẢY XẤU )

2. Chọn chim

2.1 . Chim hót : Bộ thon nhỏ, đuôi linh hoạt, mỏ mỏng, mũi thông, mắt lanh lẹ, siêng chè, già rừng, cánh sệ, lông mỏng, nhảy khôn, đuôi đánh cao, bản đuôi dày, nói chung thân mình cân đối toàn bộ sẽ tốt hơn…

2.2 . Chim đá : Bộ to, mặt dữ, mỏ to, già rừng…

KL : Nên lựa chọn Chim khỏe, sắc màu cánh tránh to đen rõ ràng, chim béo, ngực nở, già rừng…

Ưu điểm chọn nuôi chim non & chim già

Chim non : nhanh thuần, dễ hót, luyện đấu nhanh, dễ thành khách, có thể đấu giàn tự tin, dễ xù cá ngựa, phải luyện hót học giọng, ít giọng hay, phải tập luyện giọng nhiều….

Bánh tẻ ( Chuyền ) : Nhanh thuần hơn chim già, ít lỗi, dễ chọn dáng đẹp, dễ chọn chim có tố chất vì đã ra dáng,, dễ có giọng hay như chim rừng , ít phải luyện giọng,

Chim già : khó thần, lâu hót, giọng hay, giọng rừng, thái độ tốt, ít xù…

3. Thuần chim bổi ( mộc )

– Từ 1 đến 3 ngày đầu nên để máng ăn dưới sàn lồng và để sâu tươi , mồi… để chim quen ăn lấy lại sức tránh suy chim và ổn định tâm lý, che áo lồng đặt nơi yên tĩnh .

– Các bạn có thể dùng dây nịt ( chun nhỏ ) buộc 2 đầu cánh dài nhất của chim lại để chim đỡ nhảy hơn rất nhiều.

– Máng ăn và máng uống nước cài 2 bên cầu cố định không thay đổi

– Ngày 3-4 bắt đầu cắt sâu dế hoặc 1 số ae sd giun đất hoặc trứng kiến… trộn lẫn cám gà con hoặc cám trứng dã nhỏ … đến những ngày sau cắt nhỏ dần dần cho quen.

– Quan sát phân chim nếu thấy khuôn đã ăn cám thì tốt và vẫn duy trì sâu mồi.

– Khoảng ngày 10 bắt đầu cho chim tắm : che áo lên nóc lồng tắm, làm ướt áo dạng phun mưa nhỏ giọt để tập cho chim tắm mỗi ngày, tắm vào lúc có nắng, không tắm khi trời rét quá, có thể dùng bình xịt phun sương xịt nhẹ ướt lông cho chim quen mỗi ngày.

– Nếu có thời gian để cho chim tắm 30p trog lồng để cho chim đói và ướt , sau đó cho chim sang lồng nuôi, khi chim còn đang ướt và đói sẽ ít nhảy, chủ nuôi dùng kẹp sâu thả sâu vào lồng 1-2 nhử chim dần dần cho quen chủ. Mỗi ngày đều như vậy với cách ăn vừa phải và bỏ đói 1-2h đồng hồ để chim nhanh thuần hơn.

Nếu không có thời gian nhiều có thể cho ăn mồi 2 lần ( sáng sớm hoặc chiều tối ) – ko cho ăn quá muộn chim ko tiêu hóa mồi hết.

4. NUÔI DƯỠNG MỘC – BỔI LỠ – THUẦN

– ĂN :

+ Lưu ý : Về cơ bản vực chim để chim ăn cám đều ổn định với chim thuần lửa sẽ đều hơn ổn định hơn nhiều ( ko nên lạm dụng mồi tươi quá nhiều )

+ Bắt đầu trộn cám tốt và cám trứng cho chim ăn dần . Xem Clip thực tế : https://youtu.be/fvVoSXWsqBw

+ Bổ sung mồi tươi ( Sâu, dế , giun, cá con, côn trùng … ), thay đổi đa dạng mồi tươi

+ Dùng gắp sâu thả mồi để chim quen chủ ( các bạn có thể mua gắp sâu dế ở tiệm bán dụng cụ y tế là cái kẹp inox rất tiện lợi nó dài tầm 30cm )

TẮM :

+ Tắm khi trời nắng ấm ( Có thể dùng bình xịt nhẹ tập cho chim tắm )

+ Không tắm sớm quá ( nên chọn giờ trưa hoặc chiều ) để hạn chế chim tắm khan – khô ( hạn chế việc mồi bỏ chơi hoặc chim thi bỏ hót tắm ).

3. TẬP LỰC : + Tập lực khi đã xong lông

+ Lồng tập lực ( 1,2mx50x60 hoặc dài hơn 1,5m ) có cát , đất, đá, cầu…

+ Tập buổi sáng có nắng ( chim khỏe, lông đẹp, tránh giậnmạt… )

+ 1 tuần tập 3-4 lần

+ Tập lực khi chim đã đứng lồng , thuần lồng và ôm lông

4. NUÔI DƯỠNG LÊN LỬA ( Với chim thuần ) + Luôn đảm bảo chim ăn cám tốt ( ko bỏ cám ) , ko lạm dụng quá nhiều mồi tươi. Thực tế chim điều bằng cám ổn định lửa sẽ đều hơn.

+ Nên nuôi tách riêng và xa các con chim căng lửa tránh hót đè

+ Nên nuôi mái thuần dụ tốt để thỉnh thoảng ốp ( 1 tuần 2-3 lần, mỗi lần 3-5 phút, rồi tách xa, dần dần chim căng sẽ dãn dần mái ra )

+ Thay đổi vị trí treo chim tại nhà để chim hứng khởi và quen với các vị trí

+ Chim đạt lửa có thể đi dượt ( 5 ngày 1 lần, thay đổi vị trí dượt, giàn dượt, vị trí các con treo… ), tập treo xa và treo gần các con khác để làm quen môi trường giàn….

+ thỉnh thoảng tìm chỗ treo ra vườn, không gian thoáng đãng nếu có chim khác bay lượn bên ngoài thúc thì giúp kích lửa chim trong lồng rất tốt.

+ Mồi tươi : Sâu , cào cào, thằn lằn, thạch sùng, giun, cá con, tép… thay đổi mồi tươi đều ( ko nên lạm dụng mồi tươi quá nhiều làm chim bỏ cám )

+ Tắm vào buổi chiều, vệ sinh lồng trại sạch sẽ tránh giận mạt cắn chim gây ngứa, hỏng lông, gầy chim suy chim…

+ Trong quá trình thay lông nên chùm áo lồng và dùng áo sáng màu

KL : Tùy tố chất chim , không gian, cách nuôi của chủ mà con chim lên nhanh hoặc chậm .

NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN CHIM VỀ NHÀ MỚI KHÔNG HÓT NHƯ Ý

+ D0 vận chuyển

+ khác vùng miền khí hậu

+ Nguồn thức ăn

+ Môi trường nuôi

+ Tâm lý cá biệt từng con chim

GIẢI PHÁP : XEM PHẦN 4 ( Hỏi chủ cũ về chế độ nuôi, chế độ tắm, ăn uống, cách treo, vị trí treo, … có thể mới về nên che lại áo lồng để nơi yên tĩnh, rồi hôm sau kè mái và treo ra chỗ thật cao thoáng để chim hót chiếm thung, và đồng thời kiên trì nuôi thời gian để chim thích nghi…

XEM THÊM CLIP THỰC TẾ TẠI LINKS NÀY : https://youtu.be/fvVoSXWsqBw

Viết bởi : CÁM CHIM ĐẤT VIỆT – ” Kết nối đam mê – Sẵn sàng chia sẻ ” – DĐ : 0908070555 / 0944114410 – Định Công – Hoàng Mai – Hà Nội.