Xem Nhiều 4/2024 # Kỹ Thuật Nuôi Thỏ Trắng New Zealand # Top 1 Yêu Thích

I. Tổng quan – Thỏ trắng New Zealand có nguồn gốc từ New Zealand, nuôi phổ biến ở châu Âu, Mỹ. Là giống thỏ có bộ lông dày, màu trắng tuyền, mắt màu hồng, mắn đẻ 5 – 6 lứa/năm, mỗi lứa từ 6 – 7 con. Khối lượng sơ sinh 50 – 60g, cai sữa đạt 600 – 700g, 3 tháng tuổi đạt 2,8 – 3,0kg/con, trưởng thành đạt 4,5 – 5,5kg/con, tỷ lệ thịt xẻ 52 – 55%. Thịt có chất lượng tốt: Hàm lượng đạm cao (18,5%), mỡ thấp (7,4%), khoáng nhiều (0,64%) cholesterol thấp (1,36 mg/100g VCK). Thịt thỏ ngon bổ, có tác dụng điều dưỡng cho những bệnh nhân tim mạch, người già, người béo phì… Ngoài ra phân thỏ còn làm phân bón rất tốt cho các loài hoa và cây cảnh, lông da thỏ còn là nguyên liệu cho công nghiệp thuộc da.

– Chọn giống khi thỏ được 45 – 50 ngày tuổi, khối lượng 1,5 – 1,7kg/con, hoạt bát, không bị thương tật, dị tật. Phân biệt giới tính: Một tay cầm da gáy thỏ nhấc lên tay kia kẹp đuôi thỏ vào ngón tay trỏ và ngón giữa. Ngón tay cái ấn nhẹ vào lỗ sinh dục, vuốt nhẹ ngược lên phía trên bụng. Nếu thấy lỗ sinh dục tròn, hình trụ nổi lên và xa lỗ hậu môn đó là con đực, nếu lỗ sinh dục kéo dài thành khe rãnh gần hậu môn đó là con cái.

– Bà con có thể dễ dàng phân biệt thỏ Newzealand với các giống thỏ khác bởi bộ lông dày màu trắng tuyền, mắt hồng. Khối lượng của một con thỏ trưởng thành vào khoảng từ 5 – 5,5kg/con.

II. Kỹ thuật nuôi2.1 Xây dựng chuồng nuôi – Chuồng nuôi phải thông thoáng, sạch sẽ, chống được gió lùa, đông ấm, hè mát, dễ quét dọn vệ sinh, thoát phân và nước tiểu dễ dàng. Không nên đặt chuồng nuôi thỏ gần chuồng các gia súc khác vừa ngột ngạt, hôi thối lại dễ nhiễm độc và lây lan bệnh tật sang cho thỏ. Vật liệu làm chuồng có thể là tre, nứa, gỗ, kim loại hoặc inox. Có thể làm chuồng 1 tầng hoặc 2 tầng nhưng nhất thiết phải làm cửa phía trên.

– Kích thước chuồng nuôi: + Kích thước chuồng thỏ thịt: Dài 90 – 100cm, rộng 50 – 60cm, cao 40 – 50cm (Nuôi được 5 – 6 thỏ thịt). + Kích thước chuồng thỏ đẻ: Dài 50cm, rộng 35cm, cao 20cm. Mặt trên có nắp đậy, một nửa cố định, một nửa làm cửa cho thỏ ra vào. Cần đặt ổ đẻ vào chuồng khi thỏ mẹ mang thai được 27 – 28 ngày và lấy ra khi thỏ con được 20 ngày.

– Đáy chuồng phải nhẵn, phẳng, êm không có đầu đinh, mối buộc nhô lên làm xước, loét da chân khi thỏ di chuyển.

– Máng nước uống, máng đựng thức ăn tinh được làm bằng ống tre hoặc sành sứ và phải để vững chắc và thiết kế cao 8 – 10cm so với đáy chuồng để thỏ không làm đổ máng và làm rơi vãi thức ăn.

2.2 Chọn giống Kết hợp theo cả 2 phương pháp, theo gia phả và đặc điểm cá thể. – Chọn giống theo gia phả là phương pháp dựa vào lý lịch của các đời, chủ yếu căn cứ vào khả năng sinh sản và sinh trưởng.

– Chọn giống theo cá thể: thỏ hang hái, khỏe mạnh. Ngoại hình cân đối, không có dị tật bẩm sinh, lông bóng, dày, mịn và sáng, vành tai bóng sạch, mí mắt không sung, tròng mắt trong, bàn chân và kẽ chân không ghẻ, thỏ giống tăng trọng trung bình khoảng 30g/ ngày.

– Khả năng sinh trưởng: chọn những con sau cai sữa, 30 ngày tuổi, đạt trọng lượng khoảng 650 – 700g, thỏ hậu bị đạt trọng lượng 3 – 3,5kg.

2.3 Thức ăn – Thỏ trắng New Zealand là loài ăn tạp với mạng lưới thức ăn đa dạng và phong phú. Các loại thức ăn thô xanh chiếm 50 – 60% khẩu phần ăn/ngày như: Thân, lá cây họ đậu (đậu xanh, đậu tương, lạc, củ đậu, keo dậu…), thân lá nhóm cây lương thực (sắn, ngô, khoai lang…); Lá các loại rau (rau muống, rau cải, xu hào, bắp cả …); Lá các nhóm cây khác (mít, ổi, cỏ voi, cỏ các loại…). Thức ăn củ quả chiếm 30% khẩu phần gồm: Chuối, bí đỏ, cà rốt, thóc, ngô, khoai, sắn…

– Nước sạch mỗi con 0,1 – 0,5lít/ngày và được thay hàng ngày. Nhiều người cho rằng thỏ không cần uống nước là sai lầm vì nước rất cần cho trao đổi chất. Thỏ chết không phải do uống nước hay ăn cỏ ướt mà vì uống phải nước bẩn và ăn rau bị nhiễm độc…

– Lượng thức ăn cho thỏ/ngày bằng 30 – 40% trọng lượng cơ thể. Sau 12h thức ăn không được thỏ ăn hết chúng ta cần loại bỏ và thay thức ăn mới để tránh ôi thiu ẩm mốc làm thỏ bị tiêu chảy.

– Thỏ con khi nuôi từ vài tuần đến 4 tháng chỉ cần cho ăn cám viên là đủ. Ăn thêm rau cỏ thỏ dễ bị tiêu chảy và chết. Khi thỏ trưởng thành sức đề kháng tốt hơn thể cho ăn thêm rau, cỏ đã rửa sạch sẽ và để ráo nước.

– Thức ăn viên phải đảm bảo thành phần dinh dưỡng cho thỏ tăng trưởng theo thời gian nuôi: + Thỏ con nuôi đến trưởng thành: 8 – 10% protein, 2 – 4% lipid, 10 – 20% glucid và trên 4 tháng tuổi một ít chất xơ. + Thỏ có thai và cho con bú: 10 – 15% protein, 5 – 7% lipid, 10 – 20% glucid và thức ăn xanh. + Thỏ lứa: 30 – 50g cám viên, mỗi ngày chia làm 2 lần và thức ăn xanh. + Thỏ đực giống, cái nuôi con và mang thai: 80 – 100g cám viên và thức ăn xanh.

2.4 Kỹ thuật chăm sóc 2.4 Kỹ thuật chăm sóc Thỏ rất dễ bị bệnh rối loạn tiêu hoá, bệnh đường ruột. Do đó nên tạo cho thỏ một phản xạ có điều kiện về thời gian cho ăn và thứ tự thức ăn. Thỏ rất thích ăn đêm còn ban ngày thì ngủ nhiều, ban đêm thỏ ăn gấp 2 – 2,5 lần ban ngày. Nếu cho ăn sai nguyên tắc này thỏ rất chậm lớn. – Buổi sáng: Đầu tiên là cho thỏ uống nước sau đó ăn thức ăn hạt (ngô, thóc…) hoặc hỗn hợp thức ăn tinh (cám, ngô, bột khoáng…) đến 9 – 10h cho ăn thức ăn xanh, tươi (1/3 số lượng khẩu phần).

– Buổi chiều: Cho ăn củ, quả đã thái lát (khoai lang,bí đỏ, đu đủ, cà rốt, xu hào…) hoặc các loại thức ăn mềm (cám nấu trộn lẫn, bã chè, rau thái nhỏ)

– Buổi tối: Cho ăn các loại rau xanh như cỏ, lá cây, rau xanh… (2/3 khối lượng khẩu phần để thỏ ăn tự do cả đêm). Ban đêm tuyệt đối không cho thỏ ăn thức ăn hạt, thức ăn hỗn hợp tinh. Nếu ban ngày thỏ ăn không hết thì cần vét sạch máng. Vì nếu thừa chuột sẽ lên ăn và cắn chết thỏ, nhất là thỏ con mới đẻ.

– Trong thời gian vỗ béo, nên giảm bớt ánh sáng, tạo không gian yên tĩnh để thỏ nghỉ ngơi, ngủ sau khi ăn. Trước khi giết thịt 7 ngày nên giảm thức ăn thô (cỏ khô, rơm…) để tăng chất lượng thịt.

a) Thỏ giai đoạn sinh sản: – Khi thỏ đạt khoảng 5 háng tuổi bà con tiến hành cho ghép đôi và phối giống cho thỏ, để đến khi thỏ 6 tháng tuổi đẻ lứa đầu tiên là tốt nhất. Với thỏ lần đầu tiên sinh sản, thì không có biểu hiện động dục ra bên ngoài, chủ yếu dựa vào tháng tuổi để cho thỏ phối giống. Còn với các thỏ đã sinh sản thì kiểm tra thấy niêm mạc âm hộ của thọ sưng, mảy và có màu đỏ nghĩa là thỏ có biểu hiện động dục.

– Bà con nên lựa chọn những con thỏ bố mẹ, có thể hình, thể trạng tốt, tránh hiện tượng đồng huyết, gây ảnh hưởng không tốt đến thế hệ sau. Sau khi tiến hành cho phối, bà con cần lưu ý quan sát, theo dõi đàn thỏ giống nếu thấy có hiện tượng động giống thì phải tiến hành cho phối giống lại.

– Thỏ mang thai 28 – 32 ngày. Trong thời gian này, cần tiến hành nuôi tách riêng con thỏ chửa để tránh hiện tượng thỏ đùa giỡn làm động thai. Trong giai đoạn này bà con cũng cần cho thỏ ăn nhiều và đầy đủ các chất dinh dưỡng để nuôi thai.

– Thỏ thường đẻ vào ban đêm, mỗi lứa đẻ 6 – 8 con hoăc nhiều hơn. Trước khi đẻ có hiện tượng nhổ lông làm ổ. Bà con cần hỗ trợ thu dọn ổ, lấy giẻ sạch mềm lót cho ổ.

– Thỏ sau khi đẻ 3 – 4 ngày có thể động dục và phối giống tiếp. Trong thời gian thỏ mẹ cho con bú, bà con cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt, nên bổ sung cho thỏ mẹ uống nước đường hoặc ăn mía để tiết nhiều sữa và phục hồi sức khỏe.

b) Thỏ con: – Đối với thỏ con theo mẹ, thỏ con có thể uống sữa mẹ ngay sau khi sinh. Trong 18 ngày đầu, thỏ phát triển dựa hoàn toàn vào sữa mẹ. Sau 21 ngày thì cho thỏ con ra ổ, cai sữa. Có 3 cách cai sữa: + Cách truyền thống: Đưa toàn bộ thỏ con sang chuồng mới để nuôi vỗ béo, làm giống hậu bị, có nơi để chung nhiều đàn con cùng ngăn chuồng mới. Phương pháp này sẽ gây tác nhân kích thích bất lợi làm thỏ chết nhiều. + Nuôi thỏ con 1 giai đoạn: Khi cai sữa, để riêng từng đàn thỏ con theo lồng thỏ mẹ và tách thỏ mẹ ra chuồng khác. Đàn con được nuôi đến khi xuất sản phẩm hoặc chọn hậu bị giống. + Nuôi thỏ con bán giai đoạn: Đưa thỏ mẹ sang chuồng khác để đàn thỏ con nuôi tại chỗ thêm 2 – 3 tuần rồi mới chuyển đi nuôi ở chuồng khác. Hai phương thức sau tốt hơn phương thức truyền thống.

– Trong giai đoạn thỏ cai sữa, nên tập cho thỏ con ăn thêm các thức ăn thô xanh mềm như cỏ non để bổ sung dinh dưỡng cho thỏ con, ăn theo định lượng tăng dần.

c) Công tác vệ sinh phòng bệnh: – Thỏ là loài gia súc yếu, sức đề kháng cơ thể kém, dễ cảm nhiễm các mầm bệnh và phát triển thành dịch. Khi mắc bệnh thỏ rất dễ chết, thậm chí là chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

– Vì vậy, để hạn chế tối đa tổn thất kinh tế do dịch bệnh, điều rất quan trọng trong chăn nuôi thỏ là tạo ra môi trường tiểu khí hậu chuồng nuôi hợp vệ sinh và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh.

– Để phòng trừ dịch bệnh cho đàn thỏ bà con cần lưu ý, tiến hành tiêm phòng một số bệnh cho thỏ như, bệnh viêm mũi, bệnh ghẻ, bệnh cầu trùng, bệnh bại huyết, đau bụng ỉa chảy…

2.5 Kỹ thuật phối giống – Tuổi bắt đầu cho phối giống: Thỏ đực 8 tháng, thỏ cái 6 tháng.

– Phát hiện động dục ở thỏ cái khi đó bộ phận sinh dục của thỏ cái sưng lên và có màu đỏ, cho thỏ cái vào chuồng thỏ đực để giao phối (nếu làm ngược lại thì thỏ đực không chịu phối hoặc phối nhưng kết quả không cao), người ta cho thỏ cái phối giống với 2 thỏ đực khác nhau, đực non phối trước và đực già phối sau, cách nhau 4 – 6 giờ.

– Thỏ cái sau sinh chỉ cho phối giống trở lại sau khi đẻ 1 tháng, khi thỏ con đủ sức rã bầy và tự ăn sau khi thôi bú sữa, thỏ mẹ còn thời gian 2 tuần bồi dưỡng sức khoẻ để đẻ lứa kế tiếp.

Kỹ thuật nuôi thỏ trắng New Zealand, Nguồn: chúng tôi (Kỹ sư Ngô Văn Bình).