Thịnh Hành 5/2024 # Con Người Phùng Cung Và Những Bài Thơ Hay Trong Tập Xem Đêm (Phần 1) # Top 9 Yêu Thích

Thơ Phùng Cung tích lũy trong thầm lặng khắc kỷ đã phải nằm chờ hơn hai mươi năm dưới lớp bụi thờ ơ, như Hằng Nga ngủ trong rừng, chưa có Hoàng tử đẹp trai đến đánh thức, nay một phần được in là tín hiệu việc quản lý văn nghệ có khả năng mở ra một thời kỳ đổi mới – một thời kỳ mà Ehrenbourg gọi là “đợt tan băng giá” – chí ít cũng hứa hẹn sẽ phóng khoáng hơn trước. Hứa hẹn chung với mọi người thì chưa chắc đã thực hiện được, nhưng riêng với Phùng Cung thì rõ ràng ông là một cây bút vốn bị hoàn cảnh không bình thường kìm hãm, đang giành lại chỗ đứng dưới mặt trời. Nếu không, sẽ chẳng bao giờ chúng ta biết đến một tập thơ đáng trân trọng.

Hiện thực ở đây đã được chắt lọc qua rung động thẩm mỹ nên thơ mộng, nhưng cũng rất thật. Thân quen biết mấy, những cánh đồng bát ngát, ruộng lúa, bãi ngô, vườn dâu, nương vừng, xóm trại, khúc sông, bến đò, quán chợ, giếng đình, giàn trầu, giàn bí, lũy tre, ao bèo, củ khoai, nải chuối, quả ổi, trái ớt, hoa bưởi, hoa cau… và cả một thế giới động vật nhộn nhịp những trâu, bò, gà, chó, chim, cò, giun, dế, chuồn chuồn, đom đóm… xung quanh những con người lam lũ, hiền lành, có cô con gái “ý tứ soi gương đáy nón”, có truyện cũ chàng trai si tình “đề thơ vạt áo”, có người mẹ trẻ “sữa con so ướt yếm”, có người vợ đảm về chợ tối “bước sấp ngửa”… Bấy nhiêu hình ảnh tràn ngập không gian vang vọng tiếng gọi đò, tiếng sáo diều, tiếng tù và, tiếng chó sủa, tiếng ru con… Tất cả chung đúc lại thành bức tranh quê quen thuộc mà một Anh Thơ hay một Đoàn Văn Cừ đã có lần ghi chép thật thà, mộc mạc, hoặc kết thành một khúc nông ca (bucolique) mà Virgile đã để lại mẫu mực.

Nhưng Xem Đêm không chỉ có thế. Do tự nhiên thuận lợi hay sáng suốt lựa chọn, Phùng Cung đã tìm được cho thói quen tằn tiện lời nói của mình một địa hạt đắc dụng là địa hạt thơ, nó đòi hỏi phong cách diễn đạt hàm súc. Thơ hai-ku của Nhật Bản mà thế giới đánh giá cao đã chứng tỏ khả năng truyền cảm, gợi ý tối đa của lời văn tối thiểu.

Tuy vậy, Phùng Cung cũng chưa yên tâm mà vẫn đầu tư biết bao công sức để tìm những lời thơ “xuất thần”, tìm không mệt mỏi như dân hải đảo mò ngọc trai. Ôi công sức của Phùng Cung, có lẽ bậc thầy Đỗ Phủ cũng phải bằng lòng vì đã mặc nhiên thực hiện câu thề nguyền của nhà đại thi hào đối với thơ: “Lời không làm cho người ta kinh hãi thì chết cũng chưa thôi” (Ngữ bất kinh nhân, tử bất hưu).

Bằng một thứ ngôn ngữ cô đọng như tinh chất, tế nhị như hương thơm, ông mời bạn đọc làm quen với một Nàng Thơ đẹp kín đáo duyên lặn vào trong và khó tính, để tìm hiểu đến trở thành tri kỷ. Tôi tin rằng với nhiệt tình yêu thơ, vào cuộc họ sẽ nhận ra tác giả gắn bó với tình người và sự thanh cao. Có điều là vào cuộc ở đây cần đến cảm quan trực giác nhiều hơn là trí tuệ thông minh.

Mặt khác, ngoài hai tính cô đọng và tế nhị phù hợp với thơ nói chung, ngôn ngữ Xem Đêm còn đậm đà tính dân gian phù hợp vời đề tài thôn dã, được vận dụng điêu luyện trong những vần thơ êm nhẹ như cánh cò bay mà làm rộn lên trong tâm trí chúng ta lời ăn tiếng nói của bao thế hệ ông cha.

Chúng ta hiểu vì sao nhà thơ Quang Huy, trong bài giới thiệu in ở đầu sách, đã khẳng định hoàn toàn khách quan, công bằng: “Phùng Cung xứng đáng là bậc thầy về nghệ thuật ngôn từ”.

Chính nghệ thuật ngôn từ đã là một trong những yếu tố quan trọng làm cho thơ Phùng Cung độc đáo. Độc đáo là một tiêu chuẩn văn học khó đạt được mà Guy de Maupassantđề cao đanh thép như thách đố: Nhà văn xứng đáng với tên gọi ấy phải biết nhìn như chưa từng có ai nhìn như thế, biết nói như chưa từng có ai nói như thế.

Không phải vô lý nếu đã trên một trăm năm rồi, người ta nêu trách nhiệm tìm hiểu của người đọc là phải “đọc tích cực”, phải “tự tìm ra thìa khóa”, phải “đi gặp tác giả ở giữa đường”. Về những điểm tối trong Xem Đêm, tôi có ấn tượng tác giả tin tưởng và chờ đợi chúng ta sẽ thông cảm bổ sung, vì cái kho ngôn từ của ông dù đã phong phú cũng không đủ để ông bộc lộ được hết ý mình. Nhìn dưới góc độ tiến hóa chung, quần chúng hưởng ứng những sáng tạo của nhân tài như thế là phần năng động, phát huy trong sự phân công lao động xã hội.

*

Sau khi nhận biết thế mạnh và những đòi hỏi của tác giả để thực hiện độc đáo, chúng ta tìm hiểu tác phẩm tận gốc của nó là nguồn cảm hứng. Trên kia nói nguồn cảm hứng thứ nhất (về thẩm mỹ) của Xem Đêm là những vẻ đẹp nông thôn đã hấp dẫn tác giả từ thuở nhỏ. Một nguồn cảm hứng nữa (về tư tưởng) đã đưa đến việc sáng tác hàng loạt những bài thơ chiếm gần nửa nội dung tác phẩm là tình thương cao cả của con người Phùng Cung.

Không phải ông chỉ thương số phận bất hạnh con người, mà thương cả số phận bất hạnh loài vật và cỏ cây là những sinh vật chung sống với người như hàng xóm, như bạn bè.

Ở đây hiện tượng xa lạ với hành động của một nhân vật lãng mạn, sướt mướt tưởng tượng bông hoa chết như người, rồi thương hoa, khóc hoa, chôn hoa. Cũng không phải trường hợp nhà văn dùng thủ thuật nhân cách hóa trong bút pháp hoặc mượn loài vật làm ẩn dụ để nói người. Ở đây, hiện tượng là con người Phùng Cung trong đời thường, với tư cách là một sinh vật, có ý thức đồng loại với những sinh vật khác và lấy đạo đức bác ái đối xử với đồng loại, cụ thể là thật sự có tình cảm với loài vật, cỏ cây.

Tôi biết Phùng Cung không chịu ảnh hưởng của thuyết luân hồi – kiếp nghiệp trong đạo Phật mà tình thương của ông cũng chan hòa rộng khắp đến mức trở thành ý kiến hiếu sinh đại đồng.

Cố nhiên tình thương ấy, theo trật tự lô-gíc ắt phải bắt đầu từ nhân loại và giành ưu tiên cho những người thân nhất. Trước hết, đi vào quá khứ, ông thương bà thân sinh quanh năm khó nhọc tảo tần miếng cơm, manh áo, nuôi con đến bước trưởng thành:

Rồi thương người vợ hiền đã cùng mình chia sẻ cuộc đời điêu đứng:

Cái trắng này vắt tận trong xương

Đến thương một nhà thơ:

Thương một gia đình cùng kiệt xác xơ:

Rổ không hờ hững quang treo Nắng thả chào mào nghiêng nghé

Thương những người xiêu bạt kiếm ăn:

Thương xóm nghèo:

Trang trại trưa hè khát bữa

Đểnh đoảng mùi cháo – canh

Thương người cán bộ phụ nữ luống tuổi, phải về hưu non, sống khó khăn trong nghề bán rượu lậu, ba-lô nặng chĩu:

Thương người con gái chết đuối:

Thương những người nằm dưới đất:

Nhìn sang thế giới bên kia, ông thương những cô hồn lang thang:

Vật vã mùi cháo thí đêm hè.

Đã nghĩ đến những nghịch cảnh chung ở thế giới bên kia, hẳn Phùng Cung không quên những nghịch cảnh chung ở thế giới bên này. Ông thương đồng bào chịu gian khổ trong vùng lũ lụt:

Con lềnh đềnh cõng vắng bơi suông Thương em đứng giữa mùa nước mắt.

Thương những người già trong kháng chiến phải bòn sức lao động sản xuất, đói vẫn hoàn đói:

Thương những người chết trận, nạn nhân của chiến tranh khốc liệt và chủ nghĩa anh hùng dã man thời phong kiến:

Thương giai cấp nông dân sống cơ cực không lối thoát trong nền sản xuất lạc hậu:

Lưng cơm chan đẵm phong trần.

Thương một dân tộc tàn lụi sau một thời cường thịnh huy hoàng:

Chiều Phan Rang xanh đau

Nắng Chiêm Thành quanh quất

Thương nhân dân nước nào đó sống lầm than dưới cường quyền:

Phải đâu nhật thực triền miên Quỳ gối chống tay vẫn còn sợ ngã

Đến đây tôi muốn giới thiệu một Phùng Cung lãng mạn “như ai”, thương tiếc những mối tình không trọn, cố nén lòng giữ giọt lệ khi gặp lại hai người yêu cũ, một đã thành sư bác mà vẫn chưa quên những ngày dan díu:

Người thứ hai dáng dấp gian truân, tiều tụy, không còn đủ can đảm nhìn người cũ:

Với lòng trắc ẩn ân cần đến có thể cưng chiều, ông mủi lòng về những tâm hồn trong sáng nhưng yếu đuối, không chịu nổi một sự buồn phiền nhỏ, như người phụ nữ thảo hiền đa cảm, khóc vì lo người thân phải chờ mong, tủi thân vì thiên nhiên cản trở:

Đèn con xóm trại đang chờ.

Người được thương không có điều gì bi thảm, chỉ vì đức hạnh mà xúc động ngây thơ nên ông vì quý mến mà vỗ về, an ủi. Một tình thương dẹp dịu như ánh trăng thu!

Cũng với lòng trắc ẩn ân cần ấy, ông hận cho những cánh bèo trôi nổi không cùng:

Ông không thể cầm lòng trước cảnh những quả chuối mới trổ, bấy bớt như trẻ sơ sinh mà phải chịu rét mướt mùa đông, thân trần trụi:

Băn khoăn chung chiếc khố Lấy gì che chắn gió xung quanh.

Nếu trong thơ Đường, hoa đào vô tình bên cái chết bi thảm của người con gái ốm tương tư, vẫn thản nhiên “cười với gió Đông” thì, trong thơ Việt Nam, Phùng Cung

Vì ốm, cây đào thiếu vẻ đẹp trong mùa xuân đã là đau khổ nhưng sự sống chưa mất hẳn, còn cây cà:

mà bị sâu róm ăn hết lá, nhất định cây cà sẽ chết:

Cành suông chết điếng tím, xanh.

Đối với cây, dù ông quan tâm như vậy, tình thương của ông cũng không nhiều bằng đối với loài vật có tri giác như người. Điều đó ngẫu nhiên phù hợp với một luồng tư tưởng tiên phong hiện nay trên thế giới đòi cho loài vật được đối xử như người, muốn mở rộng dân chủ và đạo lý đến loài vật là đối tượng mà nhà văn kiêm nhà sử học Pháp Michelet (1789-1874) gọi thân thiết là “những anh em hạ đẳng của chúng ta”. Phùng Cung không chú ý đến luồng tư tưởng ấy và những phong trào hưởng ứng, song đối với ông, thương loài vật như thể thương người là một đạo đức đi đôi với đạo đức “thương người như thể thương thân”.

Tình thương của Phùng Cung đối với loài vật cũng như đối với người và cây, bắt nguồn từ ước mơ sẽ không còn thảm cảnh trên trái đất này, một ước mơ quá đẹp đã là một trong những động cơ của các tôn giáo lớn, các chủ nghĩa xã hội cũ và mới. Đâu phải chuyện hão! Từ thời tiền sử, sau khi con người homo sapiens (con người trí tuệ, tinh khôn) xuất hiện, ước mơ và hy vọng không bao giờ hết đã chiếm nửa cuộc sống loài người.