Xem Nhiều 5/2024 # Chim Cu Gáy Ăn Gì? Sinh Sản Thế Nào? Giá Bán Bao Nhiêu Tiền? # Top 0 Yêu Thích

Có lẽ đối với bất kỳ người dân Việt Nam nào không ai là không biết chim Cu Gáy. Chúng là loài chim rừng nhưng thường sinh sống ở các khu vực ruộng lúa, hoa màu.

Chim Cu Gáy có tên khoa học là Streptopelia chimensis còn có rất nhiều tên gọi khác như : Cu Đất, Cu Cườm.

Nhiều người chơi chim đã từng lầm tưởng đây là giống chim của Châu Á. Nhưng thực tế khi đi sâu vào trong các khu rừng ở châu Âu cũng bắt gặp sự tồn tại của loài chim này.

Nếu ai đã tìm hiểu về chim lâu năm đều biết đa phần các loài chim thường sử dụng giọng hót của mình vào 2 mục đích chính: Để gọi chim mái và xua đuổi kẻ thù.

Đặc biệt, Cu Gáy là giống chim háu đá cũng biết tức nhau tiếng gáy như loài gà. Trong trường hợp gặp đối thủ xứng tầm chúng sẵn sàng lao vào khẩu chiến và đá nhau trên các cành cây

Khi sống ở tự nhiên, Chim Cu Gáy thường không được yên thân. Chúng có thói quen chỉ tìm kiếm thức ăn xung quanh khu vực mình sinh sống.

Trong quá trình cần mẫn tìm kiếm thức ăn ở dưới gốc cây chúng vẫn thường quan sát xem có loài chim nào khác đến xâm phạm hay không.

Nếu bạn ra một cánh đồng hoa màu nếu đang nghe thấy tiếng Chim Cu Gáy mà tự nhiên im bặt tức là chúng đã phát hiện ra sự xuất hiện của loài người.

Tại các khu vực nông thôn ngoại thành, buổi trưa là thời điểm người nông dân rời nương về nhà nghỉ ngơi, trâu bò cũng về chuồng.

Đây là thời điểm yên tĩnh nhất trong ngày, cũng là lúc Cu gáy cất tiếng gáy.

Nếu được về quê những ngày hè nóng nực, nằm ngủ trên một chiếc võng đung đưa dưới bóng cây rợp mát ngoài vườn.

Tuy nhiên, cũng có khá nhiều người không thích giọng hót của Cu gáy bởi giọng khá đơn điệu.

Chúng chỉ hót được tiếng Cúc… Cu… đều đều, buồn buồn chứ không được luyến láy như Chích Chòe hay Họa Mi

Đó chỉ là quan điểm của những người chưa tìm hiểu đến nơi đến chốn chất giọng của cu gáy. Bởi trên thực tế cu gáy có tất thảy là 5 giọng: Giọng trơn, giọng chiếc, giọng đôi, giọng ba, giọng bốn

Để tìm được những chú Chim Cu Gáy có giọng bốn thì quả thực rất khó, bởi cả ngàn cọn may ra chọn được một.

Mùa sinh sản của Cu Gáy thường từ Tháng 2 tới tháng 9 Âm Lịch. Thời điểm dễ dàng nhận ra nhất là khoảng 1 tháng trước Tết Âm, ở các vùng nông thôn khi nhìn lên các cành cây trong rừng.

Người ta thường thấy từng cặp chim bay đi cùng nhau trên bầu trời và sà xuống sân để tìm thức ăn

Khi lựa chọn thức ăn thì có thể xuề xòa cho có nhưng khi chọn khu vực để làm tổ và đẻ thì phải chọn những khu vực thật yên tĩnh để bảo vệ đàn con mới sanh.

Chim Cu Gáy hoàn toàn đủ thông minh để biết ai là kẻ thù ai là bạn. Bên cạnh con người thì vẫn còn rất nhiều loài động vật khác trong rừng như: Rắn, chuột, sóc, diều hâu, quạ đen…

Cu gáy thường làm tổ khá đơn giản và cách xa nhau, độ cao vừa phải. Thông thường, mỗi lứa cu gáy chỉ đề khoảng 2 trứng cũng có một số trường hợp chúng chỉ đẻ 1 trứng mà thôi.

Trong các giống chim rừng thì Cu Gáy là loài rất khó phân biệt giới tính bởi nhìn bề ngoài của chim trống và mái thì không khác gì nhau từ vóc dáng, màu sắc lông

– Phần mũi chim Cu Gáy mái dù là nhìn chính diện hay nhìn nghiêng thì đều nhỏ và xẹp

Ngược lại ở Chim Trống thì mỏ mũi thường to và gồ hơn so với thân mỏ. Hiểu một cách đơn giản thì gốc mỏ thì to còn phần chót mỏ thì nhỏ.

– Về giọng hót chim Cu Gáy Mái có giọng thanh và nhỏ hơn chim Trống.

Do chim Mái rất chịu khó Gáy đặc biệt là trong mùa sinh sản nên rất nhiều người đã nhầm lẫn giữa chim Trống và chim Mái.

Ngoài ra, các loài chim Cu Gáy Ngói, Cu xanh đều thuộc Bồ Câu nên muốn phân biệt giới tính của chúng chỉ cần nhìn múi thịt trên mũi chúng.

Nhiều người chọn nuôi Cu Gáy vì chúng vừa dễ nuôi lại được mua bán với mức giá tương đối rẻ.

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mà mỗi chú chim sẽ có thời gian thay lông không giống nhau.

Nếu chú chim nào sinh sản sớm thì quá trình thay lông sẽ diễn ra sớm hơn. Tuy nhiên, muộn nhất là tháng 11 âm lịch là toàn bộ chim Cu Gáy đã thay lông xong.

Sau quá trình thay lông chim thường mập và khỏe mạnh hơn rất nhiều. Tạo điều kiện thuận lợi cho mùa sinh sản sang năm

Với điều kiện nuôi nhốt trong lồng thì chim Cu Gáy vẫn gáy tuy nhiên giọng sẽ nhỏ và tần suất gáy/ngày sẽ giảm đi

Khi sống trong môi trường tự nhiên: Cu Gáy thường ăn lúa, đậu hay các loại ngũ cốc khác.

Đây chính là lý do vì sao người ta thường thấy loài chim này chỉ sinh sống quanh khu vực nương rẫy cạnh các đồng lúa

Hình ảnh từng đàn chim Cu Gáy tìm kiếm mỗi giữa cánh đồng, không khác nào hình ảnh những người nông nhân Việt Nam tần tảo chăm sóc từng bông lúa để tạo ra những hạt gạo quý giá.

Khi đã ăn no chúng thường có thói quen tìm tới các khu vực sông suối để uống nước và cuối cùng sẽ đậu trên một cành cây nào đó để nghri ngơi

Khi được nuôi trong lồng: Thức ăn chính của chúng vẫn là lúa, Cu Gáy không kén ăn cũng không nhanh chán nên chúng có thể ăn lúa cả năm mà vẫn hót rất căng.

Chốt lại, các anh chơi chim không cần quá cầu kỳ làm cám trứng trộn rau như các giống chim khác. Cu Gáy chỉ cần ăn một số thức ăn hạt và gạo như vậy là đủ.

Theo lời dạy của Ông bà ta thì Cu Gáy là loài chim sống bạc tình. Bởi có con nuôi 20 năm chủ cho tay vào lồng để vuốt ve, tắm rửa chúng đều đúng im.

Cu gáy là giống chim tương đối hát người, đặc tính ít bay nhảy trong lồng nên lồng của chúng cũng sẽ khác so với các loài chim.

Cu Gáy được nuôi chủ yếu trong các lồng mây, tre hoặc lông có hình trái bí rợ

Chiều cao của lồng tương đối thấp, nếu nhìn thoáng qua ai cũng nghĩ đây chỉ là lồng nhốt tạm.

Tuy nhiên, loại lồng này lại vô cùng phù hợp với chim Cu Bổi. Bởi nếu chim muốn trổ lồng ra ngoài cũng không đủ diện tính mà trở mình

Cu Gáy là giống chim có giá khá rẻ nên chiếc lồng nuôi cũng không cần quá cầu kỳ. Bạn chỉ cần chọn một chiếc lồng mây đơn giản khoảng 50K như vậy là có thể giữ chú chim bên trong rồi

Trung bình một chú chim Cu Gáy có thể sống tới 25 năm tuổi nếu được chăm sóc đúng cách

Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là chim sẽ không mắc bệnh. Chúng ta lên phòng bệnh cho chim sẽ tốt hơn. Một số công việc cần làm có thể kể ra như:

+ Lựa chọn nơi có ánh sáng mặt trời (không quá gắt) chiếu vào để bổ sung Vitamin D giúp tăng sức đề kháng.

+ Thức ăn phải sạch sẽ , nước luôn sẵn có trong lồng, nước phải là nước sạch, không nhiễm khuẩn.

+ Thường xuyên vệ sinh lồng cũng như các dụng cụ có trông lồng để hạn chế ghẻ lở và các bệnh ngoài da khác.

Chim Cu Gáy trưởng thành: Giá bán 2 triệu- 3 triệu/ đôi.

Chim Cu Gáy mang chất giọng thổ quý hiếm: 2 triệu- 4 triệu/đôi.

Giống cu Gáy bạch tạng màu trắng có giá từ

Nếu không có điều kiện di chuyển có thể tìm hiểu mua chim ở một số của hành quanh khu vực bạn sinh sống.

Trước khi mua hãy xem xét thật cẩn thận về chế độ hậu mãi, đổi trả. Đảm bảo không gặp tình trạng tiền mất tật mang.