Xu Hướng 4/2024 # Kinh Nghiệm Du Lịch Đông Giang, Quảng Nam (Cập Nhật 01/2024) # Top 4 Yêu Thích

Kinh nghiệm du lịch Đông Giang, Quảng Nam

Cùng Phượt – Từ gần một năm nay, trên bản đồ du lịch Quảng Nam của du khách và các doanh nghiệp lữ hành, Đông Giang xuất hiện như một cái tên quen thuộc. Ngoài văn hóa đa dạng, phong cảnh hữu tình, khí hậu mát mẻ… một lợi thế nổi bật nhất của du lịch Đông Giang là hầu hết điểm đều nằm dọc trên quốc lộ 14G và đường mòn Hồ Chí Minh nên rất thuận lợi để kết nối với các tuyến tham quan lân cận. Cùng với sự phát triển của du lịch Quảng Nam, bức tranh du lịch Đông Giang đang dần định danh với nhiều triển vọng khi các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến vùng đất này. Đây sẽ là tiền đề thuận lợi quảng bá hình ảnh du lịch Đông Giang ra bên ngoài, nhất là với thị trường Đà Nẵng.

Giới thiệu chung về Đông Giang

Đông Giang là một trong 08 huyện miền núi, nằm tại vùng Tây của tỉnh Quảng Nam cách trung tâm thành phố Tam Kỳ 145 km về phía Tây Nam, cách thành phố Đà Nẵng 95 km về phía Đông. Nằm trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, huyện Đông Giang có địa hình khá phức tạp và hiểm trở, nhiều dãy núi cao, độ dốc lớn, sông suối ngăn cách, thung lũng vừa hẹp, vừa sâu.

Đông Giang là vùng đất sinh sống lâu đời của người Cơtu nhưng chính quyền phong kiến trước kia không vươn đến được để cai quản các vùng núi non trùng điệp này mà đồng bào sống độc lập trong cộng đồng vững chắc là làng. Trải qua một thời gian dài, Đông Giang nằm trong rất nhiều các đơn vị hành chính khác nhau thuộc Quảng Nam – Đà Nẵng. Đến tận năm 2003, Chính phủ cuối cùng mới ra nghị quyết chia huyện Hiên thành hai huyện Đông Giang và Tây Giang như ngày nay.

Du lịch Đông Giang vào thời gian nào?

Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa thuộc khu vực Đông Trường Sơn, khí hậu Đông Giang được chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 02 và mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8. Do ảnh hưởng của không khí lạnh từ vùng núi Bạch Mã và vùng núi Bà Nà nên thời tiết ở huyện Đông Giang thường rét lạnh kéo dài. Trong mùa khô xuất hiện gió mùa Tây Nam, vào giữa tháng 6 đến cuối tháng 7 dương lịch thường hay có những đợt gió khô nóng từ Lào thổi sang.

Chính vì vậy các bạn nếu muốn du lịch Đông Giang hãy đi vào mùa khô nhưng chưa vào đợt có gió Lào thổi sang để tránh phải chịu cái nóng gay gắt của miền Trung. Khoảng từ tháng 3-7 sẽ khá thích hợp đấy.

Hướng dẫn đi tới Đông Giang

Hướng dẫn đi tới Quảng Nam

Từ Hà Nội và Sài Gòn (cũng như các địa điểm du lịch nổi tiếng dọc 2 đầu đất nước khác) đều có các tuyến xe chất lượng cao, xe giường nằm đi Quảng Nam. Nếu không ngại không gian chật chội, thời gian lâu và lại muốn tiết kiệm chi phí đi lại thì các bạn có thể chọn phương án này. Không phải chuyển đi chuyển lại giữa các loại hình phương tiện khác nhau.

Quảng Nam hiện tại có sân bay Chu Lai, là sân bay có diện tích lớn nhất Việt Nam và đang được quy hoạch để trở thành Cảng hàng không Quốc tế. Các hãng hàng không trong nước hiện đều có các đường bay thẳng đến Chu Lai với tần suất hàng ngày. Tuy nhiên, tùy vào tình hình thực tế của chuyến đi các bạn có thể chọn bay tới Chu Lai nếu có kế hoạch du lịch Tam Kỳ, Tam Thanh bởi khoảng cách từ các địa điểm này tới Chu Lai khá gần. Nếu chỉ có kế hoạch đi Hội An, các bạn có thể lựa chọn sân bay Đà Nẵng để thuận lợi hơn về mặt di chuyển.

Tương tự phương án đi máy bay, nếu đi tàu hỏa các bạn cũng có 2 lựa chọn là ga Đà Nẵng (30km) và ga Tam Kỳ (50km) tùy thuộc vào địa điểm định dừng lại khi tới Quảng Nam. Các bạn từ Hà Nội và phía Bắc thì nên dừng ở ga Đà Nẵng nếu đi Hội An, các bạn từ Sài Gòn và phía Nam thì dù có kế hoạch đi đâu thì cũng nên dừng ở ga Tam Kỳ để đỡ tốn thời gian trong việc di chuyển.

Từ Sài Gòn hàng ngày có 5 chuyến tàu đi Tam Kỳ là SE2, SE4, SE8, SE10 và SE22. Tương tự, các chuyến tàu đến Tam Kỳ vào ban ngày là SE2 (đi từ Sài Gòn 21h55 đến Tam Kỳ 12h24) SE4 (đi từ Sài Gòn 19h45 và đến Tam Kỳ lúc 11h08) và SE22 (đi từ Sài Gòn 14h40 và đến Tam Kỳ lúc 8h12)

Từ Quảng Nam đi Đông Giang

Đông Giang nằm trên trục đường 14G đi Tây Giang nên những xe đi Tây Giang sẽ đi ngang qua Đông Giang, các bạn có thể sử dụng những tuyến xe này để di chuyển.

QUỲNH NHƯ

Lịch trình: Đà Nẵng – Tây Giang

Giờ xuất bến: Đà Nẵng 6h00, 12h00 – Tây Giang 6h00,11h00

Điện thoại: 0905 123 709

QUỲNH TRANG

Lịch trình: Đà Nẵng – Tây Giang và Tam Kỳ – Tây Giang

Giờ xuất bến tuyến chạy từ Đà Nẵng : Đà Nẵng 6h00,12h00 – Tây Giang 6h00,11h00

Giờ xuất bến chuyến chạy từ Tam Kỳ: Tam Kỳ 5h30,12h30 – Tây Giang 6h45,11h30

Điện thoại: 0905 900 575 – 0905 900 585

HỢP TÁC XÃ DVHT VTĐB QUẬN LIÊN CHIỂU

Lịch trình: Đà Nẵng – Tây Giang

Giờ xuất bến: 7h00, 12h00

Điện thoại:0905 608 261

Đối với một số bạn ở một số vùng của tỉnh Quảng Nam và Tp Đà Nẵng, các bạn có thể đi bằng phương tiện cá nhân của riêng mình để tới Đông Giang theo đường Quốc lộ 14G (trước kia là DT 604), nếu từ Đà Nẵng sẽ mất khoảng 70km là tới thị trấn Prao, từ đây có thể đi tiếp 2 làng Làng Bhơhồông (xã Sông Kôn) và Làng Đhrồng (xã Tà Lu). QL14G hiện là tuyến đường ngắn nhất để tới được Đông Giang.

Đến Đông Giang có gì chơi?

Thôn nằm cách trung tâm huyện Đông Giang 17km thuộc xã Sông Kôn. Đây là thôn văn hóa còn giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc của người Cơtu trên vùng núi Đông Giang với những điệu nói lý – hát lý, múa tân tung da dá, đan lát nghề dệt thổ cẩm truyền thống, thưởng thức những món ăn do người Cơ Tu chế biến.

Ngoài tiềm năng du lịch văn hóa cộng đồng, thôn Bhơ Hôồng I còn có khe suối nước nóng thích hợp cho việc kết hợp du lịch nghỉ dưỡng của du khách. Ngoài ra khách du lịch có thể đi bộ xung quanh làng, tham gia các trò chơi dân gian như thi bán nỏ, tham gia đá bóng với thiếu nhi thôn…

Thôn Đhrôồng nằm cách trung tâm huyện 7km. Ở đây vẫn còn giữ những nét văn hoá đặc sắc của người Cơ Tu như chế biến được món ăn, nước uống truyền thống, vẫn còn giữ được nhiều nhà sàn, múa tân tung, da dá, dệt thổ cẩm, đan lát. Ngoài ra còn có thể thăm quan xung quanh làng, đi bộ thăm thác RaMê tuyệt đẹp.

Những đồi chè này thuộc Nông trường quốc doanh Quyết Thắng nằm cách Đà Nẵng khoảng 1 giờ chạy xe máy và sát ngay quốc lộ 14B. Vùng đất này có không khí trong lành và nhiều mưa nên những cây chè cứ thế phát triển tươi tốt hàng chục năm qua.

“Cổng trời” hay “Hang Gợp” là cái tên theo cách gọi của người dân tại thôn Kà Đâu (xã Kà Dăng, huyện Đông Giang). Nơi đây bao gồm một vòm núi đá vôi khổng lồ nối hai đỉnh đồi tạo thành cái vòm hay cái cổng. Từ cổng trời đi bộ vào bên trong khoảng 30 phút có một hang động gồm nhiều bộng hang lớn nhỏ do những dòng nước chảy hàng ngàn năm tạo thành với nhiều nhũ hoa đẹp mắt, và nơi đây cũng có rất nhiều gềnh thác, suối mát… rất ít người biết tới.

Món ăn ngon và đặc sản Đông Giang

Đây đơn giản là món cơm được nướng bằng ống tre, có lẽ xuất xứ của nó từ hồi chưa có công cụ sắt, nhôm, đồng hay trong quá trình lao động sản xuất trên nương rẫy… khi đó đồng bào dùng ống tre, ống lồ ô, ống nứa thay nồi. Để làm được một ống cơm lam ngon phải rất kỳ công tỷ mĩ, từ cách chọn tre sao cho không cụt ngọn, tre không non quá, cũng không già quá, vì già quá tre không có nước, cơm sẽ khô, còn non quá nuớc nhiều, cơm nhão. Ống tre sau khi chặt xong phải rửa lại bằng nước suối cho sạch sẽ và chọn thêm một vài lá chuối non để làm nắp đậy. Trước khi nấu cơm lam, đồng bào thường ngâm cho gạo mềm và sau đó cho vào từng ống một, lấy lá chuối non nút lại thật chặt và đặt trên bếp lửa đang cháy to. Ngồi bên bếp lửa, cầm ống nứa trở qua trở lại thì ống nứa bắt đầu sôi lên và chín dần. Sức nóng của lửa làm cho hơi nước sôi lên toả mùi thơm ngát. Trước khi mang ra đãi khách, các ống cơm lam đều được chẻ bỏ bớt phần cật nứa bên ngoài cho sạch, chỉ để lại phần lõi bên trong. Khi ăn, bóc làm sao để vẫn giữ được lớp vỏ lụa trắng mỏng manh của cây nứa thì mới cảm nhận hết chất thơm ngon, dẻo ngọt của món này.

Theo đồng bào Cơ Tu nơi đây có rất nhiều cách nướng thịt, những chung quy lại thì có hai kiểu nướng thịt, đối với các loại thịt như gà, sóc, chuột… thì nướng trực tiếp trên bếp than củi nguyên con bằng cách mổ phanh ra, dùng 3 que tre xiên theo hình rẽ quạt rồi cắm dựng bên bếp than, khi chín ăn đến đâu xé đến đấy. Đối với thịt lợn, bò, hay các món thịt từ rừng như heo rừng, nai, sơn dương, hay thịt ếch, cá… thì thái miếng ướp gia vị rồi nhồi vào ống tre, nút bằng ruột lõi cây chuối, dựng quanh bếp than củi.

Hằng năm, khi những cơn mưa cuối mùa và những trận lụt đã dứt, người dân ở thôn Tà Lâu, xã Ba (Đông Giang) rủ nhau đi theo các triền nà bên suối để đào tìm con cờ đang (tựa như con sùng đất). Cờ đang có thân bằng ngón tay út người lớn, màu trắng ngà, hoặc trắng xanh, hoặc vàng. Đầu màu cánh kiến, có hai cái răng màu đen nằm ngang. Chúng thường sống ở các bãi bồi ven sông hoặc tại các vùng đất pha cát và nhiều lá mục, hoặc ven các sườn đồi, nơi có đất ẩm thấp.

Rang cờ đang không cần dầu ăn, người ta bắc soong lên bếp cho nóng, cho cờ đang đã rửa sạch để ráo vào khuấy đều, mỡ từ thân nó tươm ra, đủ để “rang” chín… Cờ đang um với đọt cây thiên niên kiện là món ăn truyền thống, hấp dẫn của đồ

Rạ, dịch ra tiếng kinh có nghĩa là: “đâm, chọc”. Bởi nguyên liệu trước khi được nấu trong ống nứa đã được người ta lấy đoạn dây mây (adương) có gai mà đâm trong ống cho các “nguyên liệu” nhừ nát, hòa quyện vào nhau. Hầu hết các loại thịt, cá cùng một số rau quả được trồng ngay tại địa phương là những nguyên liệu thích hợp để làm món rạ này. Ngon nhất, là món rạ được làm bằng cá niên khô với rau, cà tím, cà chua, lá kiệu, ớt, nõn cây apuung (gần giống như cây thảo quả), măng tươi, hạt tiêu rừng (amất), muối, mì chính… Thịt cá niên khô vừa béo, ngọt, thơm, cùng với vị đắng rất ấn tượng của phần ruột trong quả cà sẽ tạo nên một loại súp đặc chứa đầy các loại hương vị nói trên. Tiếp đến là rạ được làm bằng các loại thịt rừng khô như: sóc, chồn, heo rừng, mang, nai… với lá môn dắc. Tuy, không nhuyễn sệt như cà tím, nhưng qua công đoạn đâm giã, lá của loại môn dại này vẫn khá nhuyễn. Ngoài ra, còn có loại được làm bằng thịt ếch khô hay tươi (nếu để nguyên con phải băm nhuyễn) với ruột cây apuung, lá kiệu, ớt. Mùi thơm của loại cây dược liệu này cùng với vị cay của ớt, tiêu sẽ khử được mùi tanh của thịt ếch.

Bánh cuốt của người Cơ Tu

Trong số các món ăn của đồng bào Cơ Tu vùng núi tỉnh Quảng Nam thì bánh cuốt là loại rất phổ biến, được bà con dùng khi có tiệc tùng đãi khách, lễ hội, mừng lúa mới hoặc khi đi xa…Người Cơ Tu gọi bánh này là Avị cuốt, bánh đót hoặc bánh sừng trâu… Gọi bánh đót bởi nó được gói bằng lá đót rừng, còn bánh sừng vì nhìn xa, hình dạng của bánh cuốt giống cái sừng của con trâu.

Đây là loại rượu có một không hai ở vùng này, được đồng bào Cơtu chế biến từ một loại cây rừng (hay còn gọi là cây đoát) uống rất ngon và bổ dưỡng.

Được biết trước đây ớt mọc hoang trên đồi núi, nở rộ sau những trận mưa nguồn, chỉ sinh sản phát tán thông qua những loài chim ăn hạt (chủ yếu là chim chào mào). Qua những lần đi rẫy, bà con hái về ăn, thấy mùi ớt thơm ngon nên tìm giống về trồng rồi bán.

So với những loài ớt truyền thống khác, ớt ARiêu có những ưu thế vượt trội như hương vị rất riêng thơm mùi thảo mộc, độ cay nồng vừa phải rất quyến rũ.

Lịch trình du lịch Đông Giang

Lịch trình khám phá Đông Giang một ngày khởi hành từ Đà Nẵng, với các địa điểm khác có quãng đường tương đương các bạn chỉ cần điều chỉnh chút thời gian cho phù hợp với cá nhân. Nếu muốn nghỉ qua đêm, các bạn có thể khởi hành muộn hơn so với các mốc thời gian này.

8h khởi hành đi Đông Giang theo hướng Quốc lộ 14G. Trên đường đi có thể khám phá thêm một số địa điểm du lịch Đà Nẵng nổi tiếng như Ngầm đôi Hòa Phú Thành, Suối Hoa, Làng Tống Cói. Hành trình các bạn cũng sẽ phải vượt qua Dốc Kiền (theo tiếng Cơ Tu nghĩa là dốc cao đến Trời).

Trải nghiệm sinh hoạt cộng đồng với dân làng Cơ tu, ngồi trong nhà Gươl trò chuyện cùng với những con người nơi đây để cùng giao lưu về nền văn hóa lạ. Trải nghiệm học tiếng Cơ tu và nghe những câu chuyện kể dân gian của dân làng.

Tiếp theo sẽ đến làng du lịch Đhrôồng. Đây là một làng dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Cơ tu. Tại đây có thể được trải nghiệm văn hóa dệt thổ cẩm Cườm của người Cơ Tu. Trải nghiệm học dệt vải thổ cẩm theo cách thủ công với khung dệt là những thanh tre núi, được mặc thử những bộ trang phụ thổ cẩm truyền thống, hòa mình vào thiên nhiên với những tấm hình đẹp. Trekking quanh làng, thưởng thức các đặc sản núi rừng với cơm lam và bánh sừng trâu.

Chiều lại khởi hành về Đà Nẵng kết thúc hành trình.

Tìm trên Google:

kinh nghiệm du lịch Đông Giang 2024

du lịch Đông Giang tháng 1

tháng 1 Đông Giang có gì đẹp

review Đông Giang

hướng dẫn đi Đông Giang tự túc

ăn gì ở Đông Giang

phượt Đông Giang bằng xe máy

Đông Giang ở đâu

đường đi tới Đông Giang

chơi gì ở Đông Giang

đi Đông Giang mùa nào đẹp

địa điểm chụp ảnh đẹp Đông Giang

homestay giá rẻ Đông Giang