Phổ Biến 4/2024 # Thằn Lằn Da Báo (Leopard Gecko) # Top 7 Yêu Thích

Thằn lằn da báo hay Leopard Gecko thuộc loài động vật lớp bò sát được tìm thấy nhiều nhất ở khu vực Tây Nam Á. Trong những năm gần đây, loài thằn lằn nàyđang dần trở thành loài thú cưng yêu thích của nhiều bạn trẻ. Thay vì nuôi các loại thú cưng quen thuộc như chó hay mèo thì giờ đây nhiều người lại có hứng thú với những loài động vật độc lạ hơn. Và các loài thằn lằn cảnh với ngoại hình gai góc, độc lạ hiện đang rất hút người nuôi.

1. Nguồn gốc của thằn lằn da báo

Thằn lằn da báo hay thằn lằn báo đốm là loài bò sát được tìm thấy và mô tả chi tiết đầu tiên vào năm 1854 bởi nhà động vật học Edward Blyth. Danh pháp khoa học của loài thằn lằn này là Eublepharis macularius. Thằn lằn Leopard Gecko được cho là có mối quan hệ khá mật thiết với loài tắc kè đuôi béo châu Phi.

Khu Tây Nam Á hay chính xác hơn là vùng phía bắc của Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan là những nơi tập trung nhiều loài thằn lằn nhất. Ngoài ra, người ta cũng tìm thấy Leopard Gecko ở một số vùng ở Iran. Điều kiện khí hậu ở những vùng này khá khắc nghiệt. Mùa hè nhiệt độ ở đây có thể lên đến 40, 50 độ C. Nhưng đến mùa đông nhiệt lại giảm thấp xuống dưới 10 độ C.

2. Đặc điểm hình thái và tập tính sinh hoạt của thằn lằn da báo trong tự nhiên

Thằn lằn da báo thường sinh sống ở những môi trường tương đối khắc nghiệt trong tự nhiên. Do đó, để thích nghi với điều kiện sống đó thì Leopard Gecko phải tiến hóa về hình thái và tập tính sinh hoạt. Nhằm mục đích có thể tồn tại tốt nhất ngay trong môi trường sống khắc nghiệt nhất.

2.1. Đặc điểm hình thái của thằn lằn da báo

Thằn lằn báo báo có kích thước cơ thể tương đối nhỏ nhắn. Chiều dài trung bình của chúng chỉ là 25cm, tính cả phần đuôi lúc trưởng thành. Một chú thằn lằn con chỉ có chiều dài từ 8 đến 10cm. Thông thường những con thằn lăn đực sẽ lớn hơn những con cái. Đuôi của chúng hơi phình to.

Thằn lằn Leopard Gecko có ngoại hình rất bắt mắt với màu da vàng rực rỡ. Trên lớp da màu là những đốm đen giống như đốm đen ở loài báo. Có lẽ chính vì mà người ta đặt tên cho chúng là thằn lằn da báo. Thoạt nhìn thì ngoại hinh con thằn lằn Leopard Gecko gần giống loài tắc kè. Nhưng Leopard Gecko lại có phần nổi bật và ít gai góc hơn.

Được biết, Leopard Gecko có tuổi thọ cao hơn các loài bò sát khác. Tuổi thọ trung bình của chúng là 6 đến 10 năm, với những con đực tuổi thọ có thể lên tới 10 đến 20 năm. Thậm chí có một số cá thể thằn lằn sống trong điều kiện nuôi nhốt đã sống được đến 27 năm.

2.2. Tập tính sinh hoạt của thằn lằn da báo

Trong tự nhiên, thằn lằn da báo hay trú ẩn trong các hang hốc dưới lòng đất. Vào ban ngày, chúng không đi đâu xa khỏi hang. Nhưng khi về chiều tối và sáng sớm, chúng lại hoạt động mạnh hơn bình thường. Leopard Gecko là loài sống đơn độc, sẽ hiếm khi mà bạn thấy chúng chung sống với các loài động vật khác.

Thằn lằn da báo còn được đánh giá là loài bò sát cảnh rất dễ nuôi. Chúng sinh sản khá nhanh. Thức ăn của chúng thường là những loài côn trùng như châu chấu, gián, kiến, dế,.. Mặc dù có ngoại hình hơi xù xì, gai góc nhưng thằn lằn Leopard Gecko rất thân thiện. Chúng dễ thuần hóa nên được nuôi khá nhiều trong các gia đình như một loại thú cưng.

3. Cách nuôi thằn lằn da báo

Nuôi thằn lằn thực ra cũng không có gì quá khó khăn như nhiều người thường nghĩ. Chỉ cần bạn nắm bắt được tập tính sinh hoạt, thức ăn của chúng là đã có thể dễ dàng nuôi một em Leopard Gecko trong nhà mà không gặp bất cứ phiền toái nào.

3.1. Chuẩn bị điều kiện nuôi nhốt

Nuôi trong bể

Để thằn lằn da báo phát triển tốt trong điều kiện nuôi nhốt, bạn cần thiết kế một không gian sống phù hợp. Một bể nuôi có thể tích từ 45 đến 90 lít sẽ nuôi được 2 chú thằn lằn Leopard Gecko từ khi còn là con giống nhỏ cho đến lúc chúng trưởng thành. Lưu ý khi nuôi Leopard Gecko trong bể, hàng ngày bạn cần thường xuyên làm vệ sạch sẽ cứt thằn lằn để tránh vi khuẩn sinh sôi.

Tại bể nuôi cần bố trí máng đựng đồ ăn và thức uống ở dạng treo. Bên cạnh đó, trong bể cần có một khu vực riêng để thằn lằn phơi nắng. Nếu không có nắng tự nhiên, bạn hãy treo thêm đèn sưởi trên một phiến đá hay một khúc gỗ nào đó.

Nuôi trong lồng nhốt

Ngoài ra nếu không muốn nuôi trong bể cố định, bạn cũng có thể nuôi thằn lằn da báo trong một chiếc lồng nhỏ. Lưu ý chiều cao của chuồng phải đạt ít 30cm. Trong lồng có thể bố trí thêm nguồn sáng cố định hoặc những khúc gỗ, phiến đá để chúng leo trèo.

Lưu ý về điều kiện nuôi nhốt

Đèn sưởi trong bể hoặc lồng nuôi cần có công suất vừa phải và nên bố trí ở vị trí cao nhất.

Thời gian chiếu sáng cho những chú thằn lằn chỉ cần 12 tiếng/ngày. Một không gian thiếu sáng, hơi ẩm một chú cũng giúp thằn lằn dễ lột xác hơn.

Nên duy trì nhiệt độ trong lồng nuôi hay hộp ẩm ở mức 88 đến 90 độ F. Nhiệt độ quanh lồng có thể ở mức 73 độ F là lý tưởng nhất.

Hãy bố trí thêm đất, cát, sỏi ở quanh khu vực nuôi để giúp cho thằn lằn có cảm giác giống như đang sống trong môi trường tự nhiên.

3.2. Chế độ dinh dưỡng cho thằn lằn da báo

Thằn lằn ăn gì chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người nuôi . Loài thằn lằn da báo có thói quen ăn uống khá là đặc biệt so với những loài động vật khác. Vào ban ngày chúng chủ yếu dành thời gian nghỉ ngơi nhưng khi về đệm chúng lại hoạt động rất tích cực. Đây cũng chính là lúc thích hợp nhất để cho thằn lằn ăn. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng tuyệt đối không cho chúng ăn các loại thức ăn của người. Bởi hệ tiêu hóa của người và các loài bò sát là không giống nhau. Nếu cố tình cho thằn lằn Leopard Gecko ăn các loại thức ăn dành cho người thì chúng rất dễ mắc bệnh đường ruột.

Thức ăn yêu thích nhất của thằn lằn da báo thường là các loại côn trùng quen thuộc. Chẳng hạn như dế, gián, châu chấu,.. Lượng thức trong mỗi bữa, bạn nên căn chỉnh ở một liều lượng nhất định. Lượng thức ăn cho thằn lằn nên thay đổi linh hoạt theo giai đoạn phát triển của chúng.

Giai đoạn từ 1 đến 4 tháng tuổi: Mỗi ngày nên cho thằn lằn ăn 1 đến 2 con dế hay các loại côn trùng khác.

Giai đoạn từ 4 đến 8 tháng: Mỗi ngày nên cho thằn lằn ăn 2 đến 3 con dế hay các loại côn trùng khác.

Khi thằn lằn được trên 8 tháng tuổi: Cứ cách 1 ngày lại cho chúng ăn 1 bữa.

Bên cạnh các loại côn trùng, bạn có thể đa dạng thêm nguồn thức ăn cho thằn lằn bằng bột, thịt xay. Trong đó, bột chính là nguồn bổ sung vitamin cực tốt cho thằn lằn. Bạn chỉ cần đổ bột ra một chiếc nắp lọ là những chú thằn lằn sẽ tự động đến liếm với một lượng vừa đủ mà cơ thể chúng cần.

Ngoài ra, bạn hãy xay thịt gà, thịt heo rồi cho thằn lằn da báo ăn. Nhưng cũng không nên quá lạm dụng các loại thịt xay. Hàng ngày, bạn nên theo dõi phân của chúng. Nếu có những thay đổi như phân lỏng thì rất có khả năng chú thằn lằn nhà bạn đang gặp vấn đề về đường ruột. Lúc này, bạn nên xem lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày của thằn lằn Leopard Gecko.

Trong quá trình cho thằn lằn ăn, bạn cần lưu ý là tất cả các loại thức ăn cần phải nghiền nhỏ. Với thằn lằn con, bạn nên cho chúng ăn đúng bữa, tránh để chúng đói mà ăn phải những chất nền như cát, sỏi. Đối với những loại côn trùng thì cần phải để chúng ở chế độ dinh dưỡng khoảng 12 tiếng trước khi cho thằn lằn ăn. Đặc biệt, trong mỗi bữa nên bố trí một khay nước trong chuồng để thằn lằn có thể uống bất cứ khi nào.

4. Bệnh thường gặp ở thằn lằn da báo

Căn bệnh mà thằn lằn da báo dễ mắc phải nhất là bệnh đuôi que (Stick Tail). Nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này là do 2 loại vi khuẩn Bacterium và vi khuẩn Gram Âm Dương xâm nhập vào đường tiêu hóa của thằn lằn.

Những chú thằn lằn mắc phải bệnh đuôi que sẽ các biểu hiện như giảm cân, chiếc đuôi bắt đầu co lại. Kèm theo đó là tình trạng thằn lằn bỏ ăn, tiêu chảy, lười hoạt động. Đây là căn bệnh có khả năng lây truyền từ cá thể thằn lằn này sang cá thể thằn lằn khác trong cùng một chuồng nuôi. Khi đã bị mắc Stick Tail, bạn cần tách con bệnh ra một khu vực riêng để tránh lây lan. Sau đó đưa đến bác sĩ thú y để chữa trị kịp thời.

Để phòng tránh bệnh đuôi que cho thằn lằn da báo, bạn nên chú ý đến khâu vệ sinh trong ăn uống. Các loại thức ăn cần phải đảm bảo vệ sinh, không cho thằn lằn ăn các loại thức ăn lạ. Chuồng nuôi cũng cần thường xuyên làm vệ sinh. Khi tiếp xúc với các chú thằn lằn, bạn cần rửa tay để giảm thiểu nguy cơ gây bệnh cho chúng. Khi phát hiện cá thể thằn lằn bị bệnh thì cần tách ra khỏi cá thể khỏe mạnh để tránh lây lan.

5. Thằn lằn da báo giá bao nhiêu?

Thằn lằn da báo hiện nay có mức giá khá phải chăng. Bạn chỉ cần bỏ ra từ 500k đến 2 triệu là đã sở hữu được một chú thằn lằn Leopard Gecko rồi. Tất nhiên giá càng cao thì ngoại hình và màu sắc của Leopard Gecko lại càng bắt bấy nhiêu.

6. Nên mua thằn lằn da báo ở đâu?

Việc tìm mua thằn lằn da báo giờ đây không có gì là quá khó khăn. Bạn chỉ cần tìm đến những địa chỉ chuyên về thú cưng như chúng tôi Đến với chúng tôi chính là đến với một thế giới của những bạn thú cưng đáng yêu nhưng không kém phần độc lạ. Và nếu đang tìm một chú thằn lằn da báo có ngoại hình đẹp, giá cả phải chăng thì chúng tôi chính là gợi ý hoàn hảo.

Các dịch vụ tư vấn, bán hàng tại chúng tôi đều diễn ra nhanh chóng và chuyên nghiệp. Nhằm mang đến sự trải nghiệm tuyệt vời nhất cho mọi khách hàng. Các loại thú cưng như chó, mèo, thằn,.. Mà chúng tôi cung cấp đều đảm bảo đã trải qua kiểm dịch khắt khe. Việc của khách hàng chỉ là đón thú cưng về và chăm sóc.

Địa chỉ: 59/7a Bis, Phạm Viết Chánh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 63/14 đường Lê Văn Sỹ, phường 13, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.

Địa chỉ: 860 Đường Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Chúng tôi hy vọng bạn sẽ thấy thú vị với bài viết này.