Đề Xuất 4/2024 # Ong Vò Vẽ Ăn Gì? Bị Ong Đốt Phải Làm Sao? Cách Phá Tổ Ong An Toàn # Top 3 Yêu Thích

Đặc điểm hình dáng ong vò vẽ, chúng thường làm tổ ở đâu cũng như thức ăn của loài này để bạn có được những cái nhìn ban đầu về chúng.

Ong vò vẽ ( hay còn gọi với cái tên ong sát thủ) là động vật chân khớp thuộc họ ong bắp cày. Nhìn từ bên ngoài chúng có thân hình khá thon thả.

Không như các loài ong bắp cày khác, bụng của loài này thường tròn hơn, ngoài ra bị trí này còn có sự đan xen giữa các khoang màu đen và vàng.

Phần đầu có nhiều nốt rỗ lấm chấm nhỏ, có lông tơ cứng, ngắn và thưa với đôi mắt to, đôi râu làm nhiệm vụ xúc giác quan trọng.

Cũng như nhiều loài ong khác, ong vò vẽ có hai cặp cánh (1 cặp lớn và dày, 1 cặp mỏng phía trong) và 3 đôi chân giúp chúng bám trụ và di chuyển trong quá trình hút mật, bắt mồi.

Ngoài ra, ngòi (chân đuôi) của chúng không có ngạnh, tức là không liên kết sâu vào cơ thể, nên chúng có khả năng chích, đốt nhiều lần mà không mất ngòi.

Trong khi với ong mật – Chúng chỉ đốt được một lần, điều này cũng đồng nghĩa với việc nó sẽ tự kết thúc sinh mệnh của mình.

Ong vò vẽ có kích thước khá lớn so với nhiều loài ong khác, trung bình chúng có chiều dài từ 2,5 – 5 cm, chiều rộng từ 0,5 – 1cm.

Chúng ta thường bắt gặp nhiều lần tổ ong vò vẽ ở trên các thân cây lúc đi rừng, làm vườn, thậm chí là ở hàng cây ven đường, trên mái nhà.

Tổ ong vò vẽ có khá nhiều hình dạng khác nhau như: Hình bầu dục, quả lê, giọt nước. Một chiếc tổ có thể chứa được từ 600 đến 700 thành viên.

Ong vò vẽ thích làm tổ lộ thiên, thông thường chúng ta thường thấy tổ của loài này vào mùa thu.

Thức ăn của ong vò vẽ là các loài côn trùng như sâu, bướm, nhện và ấu trùng của chúng. Ngoài ra, chúng còn ăn các loại thực phẩm lỏng như nhựa cây, mật hoa, trái cây, nước bọt ấu trùng,…

Đây là lý do vì sao bạn rất dễ gặp loài này trong khu vườn nhà mình.

5. Ong vò vẽ đốt phải làm sao? Chữa trị, bôi thuốc gì hiệu quả nhất?

Ong vò vẽ là loài ong độc, vết đốt của chúng sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng đau đớn, nếu bị đốt với số lượng ong lớn, đôi khi có thể nguy hiểm tới cả sức khỏe và tính mạng của bạn.

Ong vò vẽ là loài ong chúng ta bắt gặp rất nhiều trong đời sống hằng ngày, đặc biệt là tại các khu vực trung du, gần rừng núi, ở các vùng quê,..

Trong nọc của ong vò vẽ có chứa độc tố Melittin, Hyaluronidase,… chất này gây sốc phản vệ nhanh, đau buốt, sưng nề, khiến các bộ phận như gan, thận bị tổn thương nặng, nếu nặng có thể dẫn tới suy hô hấp.

Vậy xử trí thế nào khi bị ong đốt?

Bạn cần bình tĩnh và cần tìm chỗ tránh ngay, rời khỏi địa bàn của chúng, không vung tay xua đuổi ong loạn xạ.

Tiến hành sơ cứu bằng cách rửa sạch những chỗ có vết chích bằng xà phòng, nước ấm hoặc dung dịch sát trùng và dùng kìm nhỏ để rút hết các vòi chích của ong ra.

Sau đó, đắp khăn lạnh lên vết chích để giảm sưng, giảm đau.

Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để được cứu chữa kịp thời.

Đặc biệt là những trường hợp trên 10 vết chích và xuất hiện các biểu hiện đau, sưng nhanh, mẩn ngứa, khó thở,…

Tuyệt đối không tự ý nặn để lấy ngòi vì túi độc có thể bị vỡ và độc tố sẽ lan ra nhanh và thấm sâu vào cơ thể.

2. Chữa ong vò vẽ đốt như thế nào là hiệu quả nhất?

Tùy vào từng trường hợp, hoàn cảnh và điều kiện khác nhau mà có những biện pháp sơ cứu, chữa trị khác nhau nhằm giải quyết nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả.

Đối với những trường hợp đang ở trong rừng, bạn có thể đi đến các bờ suối, lấy bùn đắp vào vết thương hoặc kiếm lá chuối rừng nhai rồi đắp vào vết ong cắn nhằm giảm cơn đau do vết chích mang lại.

Đối với trường hợp tại gia đình, bạn có thể sử dụng đá lạnh để chườm vào vết chích, hoặc bôi kem đánh răng vào để giảm cơn đau và giảm sưng tấy.

Ngoài ra, bạn có thể dùng mật ong để bôi lên vì với tính kháng khuẩn rất cao, mật ong giúp mau lành vết thương, làm dịu cơn đau hiệu quả.

5. Hướng dẫn cách phá tổ, bắt ong vò vẽ trong nhà không nguy hiểm

Thời gian phá tốt nhất là ngay khi tổ con nhỏ. Khi xử lý, bạn nên đốt lửa để tạo khói nhằm xua đuổi ong.

Ngoài ra, bạn cần sử dụng màn để bọc tổ ong lại, không được chủ quan dùng tay gỡ tổ vì rất có thể vẫn còn ong sót lại bên trong

Với chiếc tổ lớn, bạn nên liên hệ với các dịch vụ bắt ong chuyên nghiệp, không nên cố gắng tự bắt vì điều này rất nguy hiểm

Cần lưu ý rằng:

+ Người tiến hành phá tổ không được mặc các trang phục có mùi, không được xịt nước hoa,.. để tránh thu hút ong.

+ Người tiến hành phá tổ bắt buộc phải mặc quần áo bảo hộ hoặc trùm áo mưa dày từ đầu tới chân, đầu đội mũ kín, đi găng tay, ủng nhựa cao; tránh để các chỗ hở trên cơ thể để ong thừa cơ tấn công và chích.

6. Ong vò vẽ có tác dụng gì? Ngâm rượu uống trị bệnh được không?

Bạn có biết không! Ong vò vẽ là một loài côn trùng có rất nhiều tác dụng.

Nhộng của loài ong này là một loại thực phẩm bổ dưỡng, thơm ngon và là đặc sản của rất nhiều nhà hàng. Nhộng ong có thể được chế biến ra các món như: nhộng nướng, xào hành, chiên, nấu cháo,…

Con ong: Đây là một dược liệu được sử dụng để giảm đau, tiêu ứ, chữa đau khớp, nhức xương, giải độc, chữa động kinh, tê thấp, kiết lỵ, chân tay đau nhức, áp-xe vú, tắc sữa.

Tầng ong khi hòa với dầu vừng được sử dụng để bôi chữa ung nhọt, mẩn ngứa, vết thương lở loét.

Ngâm rượu uống được không?

Ong vò vẽ được ngâm rượu để chữa các chứng bệnh về xương khớp là chủ yếu. Thực phẩm này có thể uống được nhưng phải tuân thủ liều lượng khi uống cũng như lượng ong dùng để ngâm.

Mỗi ngày, sử dụng 2 – 3 lần/1 chén nhỏ. Ngoài ra, rượu ong còn được dùng để xoa bóp chữa vết bầm tím, tụ máu.

V. Nhộng ong vò vẽ giá bao nhiêu tiền 1kg?

Hiện nay trên thị trường, nhộng ong vò vẽ ngon, bổ dưỡng và thường rất khó lấy, nên giá cả ngày càng cao. Tùy vào mùa mà giá cả nhộng trung bình thường từ 450k – 600k/kg.

Nếu ở khu vực Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh, bạn có thể tìm mua tại các cơ sở trại côn trùng nổi tiếng hoặc các shop uy tín chuyên cung cấp các sản phẩm từ ong.