Thịnh Hành 5/2024 # Tuyệt Chiêu Thuần Hóa Vẹt Trong 7 Ngày # Top 9 Yêu Thích

Trước khi đọc bài viết này, tôi cần lưu ý với các bạn một số điều:

Đây là phương pháp thuần hóa khi bạn vừa mua một con vẹt trưởng thành, nhưng phải là chim non nuôi lên.

Phương pháp này không áp dụng cho vẹt bổi hoặc chim nuôi dạng sinh sản. Về “Thuần Hóa Vẹt Bổi”, Pet School đã có một Series gồm 3 phần hướng dẫn rất chi tiết về phương pháp này.

PHÂN BIỆT VẸT BỔI VÀ VẸT TRƯỞNG THÀNH?

_ Chim bổi hay còn gọi là “chim mộc”, là những chú chim sống và trưởng thành ngoài thiên nhiên, bị con người bẫy được. Chúng có bản tính hoang dã rất cao và rất nhát người vì chưa được thuần hóa.

_ Một số người chơi vẹt cũng gọi những chú vẹt nuôi theo dạng tập thể trong lồng lớn hoặc để sinh sản (Aviary) và ít tiếp xúc với con người cũng là “Vẹt Bổi”

_ Vẹt Bổi vì là những con chim hoang dã, nên rất nhát người và chúng sẽ luôn chủ động tấn công bạn hoặc bay loạn xạ nếu bạn đến gần. Loại Vẹt Bổi thường cần từ 2 tháng đến 1 năm mới có thể thuần hóa được.

Vẹt Trưởng Thành (Nuôi Từ Chim Non Lên):

_ Là những chú vẹt được nuôi dưỡng từ nhỏ khi còn lông ống.

_ Được tiếp xúc và tương tác hàng ngày với con người.

_ Hoặc tối thiểu là chim phải được sống ở môi trường có nhiều người qua lại thường xuyên.

_ Chim đã lớn qua giai đoạn chim non (chim tơ), hoặc đã nuôi hơn 1 mùa (năm).

_ Có thể vì một lý do nào đó mà người chủ đó bán con vẹt lại cho bạn (có thể do không còn điều kiện, hoặc là con vẹt có vấn đề về tính cách nên chủ nó cảm thấy chán).

Đừng lo, vì bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn một Tuyệt Chiêu để thuần hóa chú vẹt trưởng thành mới mua này trong vòng 7 ngày!

Bước 1: Làm Quen (2 Ngày)

Ở bước làm quen này, chúng ta sẽ chia ra làm 2 ngày để làm quen với chú vẹt.

Đơn nhiên đầu tiên là quá trình bắt chú vẹt ra khỏi “hộp vận chuyển”, tưởng như bước này là bình thường nhưng thật ra nó sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn và chú vẹt rất nhiều.

Bạn cần 1 cái khăn lông dày và có kích thước đủ lớn để bao trùm chú vẹt lại, một phần để cho chú vẹt không thể tấn công bạn, một phần là để trong quá trình cắt cánh hoặc đeo vòng chân thì con vẹt sẽ không thấy bạn là ai. Thao tác của bạn cần nhanh gọn và dứt khoát để tránh làm chim sợ hãi trong thời gian quá lâu.

Sau khi hoàn thành các bước Cắt Cánh hoặc Đeo Vòng Chân. Bạn lập tức cho chú vẹt vào một chiếc lồng (hoặc cầu đậu), và để nơi yên tĩnh, không có con người và động vật làm phiền nó (kể cả bạn). Thời gian này, bạn không cần phải bỏ đồ ăn vào lồng, nhưng phải luôn có nước sạch ở trong lồng. Và thời gian cho vẹt nghỉ ngơi và quen với môi trường mới phải ít nhất là 6 tiếng đồng hồ.

Lúc này chú vẹt của bạn đã dần ổn định tinh thần cũng như quen với môi trường mới. Và điều quan trọng là chú vẹt đang rất đói, đấy là lúc thích hợp để tiếp cận con vẹt và thôi miên nó bằng những món ăn ngon!

Lưu ý:

_ Thức ăn bỏ vào máng chỉ một lượng vừa đủ cho con vẹt phải ăn hết trong 45 phút, nếu sau thời gian đó mà vẹt không ăn hết thức ăn thì lập tức lấy ra khỏi lồng. Và lần sau bạn sẽ giảm lại lượng thức ăn. Đây gọi là phương pháp Quản Lý Thức Ăn.

_ Phần thưởng là món mà vẹt sẽ thích nhất và bạn không nên cho ăn trong bữa chính của nó. Món này chỉ được cho ăn khi vẹt làm một điều đúng xem như một phần thưởng mà chú vẹt cần cố gắng đạt được.

BƯỚC 2: HUẤN LUYỆN CHẠM MỤC TIÊU (Target Training) – 3 Ngày

Ở bước này chúng ta cần chuẩn bị các món “đồ nghề” sau:

Que Mục Tiêu: Bạn có thể dùng 1 cây đũa hoặc 1 cây ăng-ten, lưu ý là Que Mục Tiêu cần có 1 điểm ở ngọn rõ ràng để con vẹt chỉ được phép chạm vào điểm đó.

Mồi thưởng ngon: Mỗi thưởng cần nhỏ thôi, làm sao để con vẹt ăn trong 3 giây sẽ hết 1 miếng mồi nhằm tránh để vẹt bị phân tâm mà quên đi động tác vừa tập.

Mẹo: Bạn cần để que mục tiêu ngang với cầu đậu để chú vẹt chỉ có thể chạm vào đầu của que mục tiêu chứ không phải thân que.

Dần dần, bạn rê Que Mục Tiêu ra xa dần để chú vẹt chủ động tiến lại Chạm vào đầu que. Sau đó bạn áp lệnh “Chạm” cho chú vẹt trước mỗi lần nó gặm vào đầu của que mục tiêu. (Bài “Chạm Mục Tiêu” này sẽ được nêu rõ trong 1 bài viết riêng biệt và sẽ trình bày chi tiết hơn)

Tập trong vòng 5 phút cho một buổi tập và nên tập 3 lần trong 1 ngày, cứ thế liên tục trong 3 ngày. Bài tập này một phần làm tăng tính tương tác của chủ và vẹt, để chú vẹt có thể tin tưởng vào bạn. Đồng thời đây là một bài tập quan trọng để điều hướng chú vẹt đến một hướng nào đó mà người chủ muốn (Ví dụ: xoay vòng tròn, bước lên tay, chui qua ống)

BƯỚC 3: TẬP SỜ VUỐT VÀ CƯNG NỰNG CHÚ VẸT ĐÚNG CÁCH

Có lẽ khi đến bước này, các bạn sẽ có thắc mắc “Vì sao không sờ vuốt và cưng nựng trong những ngày đầu tiên, mà phải đợi đến ngày thứ 6…?”. Vì các lý do sau đây mà tôi sẽ liệt kê ra cho bạn:

_ Khi con vẹt chưa có lòng tin từ bạn, nó sẽ cảm thấy rất sợ hãi khi thấy người lạ. Vì vậy nếu càng cố gắng đụng chạm vào nó, bạn sẽ càng làm nó hoảng sợ và mất hết niềm tin vào bạn, thậm chí tệ hại hơn là sẽ có ác cảm lâu dài với bạn sau này.

Vì vậy, hãy bình tĩnh chờ đến ngày thứ 6 rồi mới bắt đầu sờ vuốt con vẹt của mình.

Các bước để tiếp cận sờ vuốt sẽ lần lượt như sau:

BƯỚC 4 (BƯỚC CUỐI): HUẤN LUYỆN BƯỚC LÊN TAY ÁP DỤNG TỪ PHƯƠNG PHÁP CHẠM MỤC TIÊU

Đến giai đoạn này thì con vẹt của bạn gần như có niềm tin tuyệt đối với bạn (Nếu bạn làm đúng theo từng bước và kiên trì tập liên tục theo phương pháp của tôi hướng dẫn).

Chúng ta sẽ ôn lại các bài học cũ trong những ngày qua trước khi bắt đầu bài huấn luyện mới.

Cứ thế duy trì bài tập đến khi bạn vừa đưa tay ra và hô “Bước Lên” là con vẹt lập tức bước lên tay bạn thì lúc đấy mới thành công. Có thể tạo một chút độ khó bằng cách để tay xa hơn ở đầu bên kia của cầu đậu để vẹt đi lại và bước lên tay bạn. Đây đồng thời cũng là bài huấn luyện hổ trợ cho việc Gọi Tên Kêu Lại sau này!