Phổ Biến 5/2024 # Chim Chào Mào Thường Gặp Các Bệnh Gì Và Cách Phòng Trị Bệnh Cho Chim # Top 6 Yêu Thích

Chim Chào Mào là một loài chim dễ nuôi, dễ thuần nhưng trong quá trình nuôi chim chắc chắn không thể tránh khỏi bệnh tật. Bạn cần tích lũy và tìm hiểu thêm một vài bệnh thường gặp ở chim, từ đó có cách phòng tránh cũng như chữa trị hiệu quả hơn. Nếu bạn đang nuôi một vài chú chim chào mào cảnh thì đây là bài viết dành cho bạn.

Tiêu chảy cấp là bệnh thường gặp ở chim chào mào cũng như ở phần lớn các loài chim cảnh khác. Phân của chim bị loãng, nát, có màu xanh hoặc trắng… nặng hơn là chim có những biểu hiện ủ rũ, bỏ ăn thì đó là những dấu hiệu dễ thấy nhất cho biết chim chào mào đã bị tiêu chảy. Chim dễ bị mất nước, yếu dần và chết sau một đêm.

– Chim nhiễm một số loại vi khuẩn, virus dẫn đến ngộ độc thức ăn có hại cho đường ruột.

– Ăn những trái cây, thức ăn có chứa nhiều nước hoặc bị ôi thiu sinh ra vi khuẩn gây hại.

– Chào mào bị rối loạn tiêu hóa khi đột ngột thay đổi cám ăn ( nếu chim đang ăn loại cám có nồng độ đạm, độ nóng thấp nhưng chuyển nhanh sang loại cám có độ đạm hay độ nóng cao).

– Chim ban đầu nuôi (chim bổi) còn nhát do đó chim sẽ bay nhảy nhiều, mất nước sẽ uống nước nhiều dẫn đến phân cũng bị loãng đi.

– Lồng nuôi chim không được vệ sinh sạch sẽ. Khiến chim khi ăn, uống nước dễ nhiễm khuẩn dẫn đến tiêu chảy cấp.

Nếu nhẹ, hãy cho chào mào ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng chứa nhiều vitamin C, có vị chát sẽ giúp làm sạch đồng thời diệt khuẩn đường ruột như: chuối sứ, chuối mốc, trái sapoche… Thay đổi nước uống của chim bằng chè xanh hoặc ăn thơm. Ngoài ra, có thể nghiền thuốc Berberin trộn vào thức ăn, cho chim ăn những thứ này khoảng 2 ngày là hết bệnh.

Nếu bệnh nặng, thì nên dùng một số loại kháng sinh sau (có thể mua được ở các hiệu thuốc): Chloramphenicol, Tetracyclin cộng với Biseptol… cho chim chào mào dùng từ 3 đến 5 ngày là khỏi. Để mang lại hiệu quả hơn hãy dùng vitamin B1 nghiền một viên trộn vào thức ăn cho chim.

Cần tránh cho chim uống hay ăn trái cây chứa nhiều nước để phân không bị loãng. Nên cho chim ăn chuối gần chín, nếu đổi cám mới một tuần chim sẽ hợp cám mới vì thế không đáng lo ngại. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên vệ sinh cho chim cũng như lồng, máng ăn, máng nước của chim.

Chim có những biểu hiện như kêu “chắt chắt”, vẩy mỏ qua lại kèm theo tiếng thở khò khè sau đó là chảy nước mắt nước mũi. Khi cho ăn thấy chim ăn yếu dần, lông vũ tả tơi, toàn thân run rẩy, lười hot. Chào mào cũng dễ bị tiêu chảy và tử vong.

– Khí hậu thay đổi đột ngột hoặc gặp gió lạnh sau khi tắm hoặc cho chim phơi nắng quá lâu dẫn đến cảm.

– Chim bị nhiễm khuẩn do hít không khí ô nhiễm, khí độc.

– Lồng nuôi có quá nhiều bụi bẩn hoặc ăn cám dính lại ở mũi.

Chim mới bị ho hoặc bị nhẹ thì bạn nên cho 1-2 giọt mật ong (hoặc nước đường) vào máng nước để chim uống, qua ngày thì đổi cho chim ăn cam hoặc uống nước trà xanh. Dùng bông lau sạch nước mũi chim. Chào mào sẽ nhanh chóng phục hồi trở lại, đỡ khè hơn.

Nếu chim bị nặng, có thể trị bằng cách dùng các kháng sinh: Amoxicillin, Erythromycin, Enrofloxacin… dùng các loại kháng sinh này hòa vào trong nước. Hoặc có thể cho chim uống 2 lần 2-3 mg thuốc tetaxilin (tìm các loại thuốc này ở các tiệm thuốc thú y). Nên cho chim uống thường xuyên từ 3-7 ngày thì khỏi.

Khi tắm cho chim xong, hạn chế phơi nắng gắt cũng như việc phơi quá lâu (chỉ phơi từ 45 phút đến 1h ). Nếu trời có gió mạnh đưa chào mào vào những nơi kín gió nhưng thoáng đãng để nghỉ ngơi. Vào mùa đông, treo chim ở những nơi ấm áp, hạn chế việc tắm cho chim. Trong ăn uống, nên cho chim ăn những loại cám nhỏ.

Không chỉ có ở chào mào mà các loài chim cảnh nuôi trong lòng đều có khả năng cao bị bại chân. Khi bị bệnh, chim đứng không vững hoặc là không thể đứng được, 1 hoặc 2 chân duỗi thẳng, cứng ngắt, di chuyển khó khăn. Bệnh này vô cùng nguy hiểm, dẫn đến tử vong trong vòng 2 đến 3 ngày sau khi mắc.

– Nuôi trong lồng nên chân chim thường dễ bị các vật cứng hoặc nhọn đâm vào chân, chim bay chạm mạnh vào các nan lồng làm bông gân. Cũng có thể do bị côn trùng hoặc động vật cắn gây nhiễm trùng.

– Chân chim yếu dần có thể do bị trúng gió hoặc thời tiết lạnh khiến chân co rút.

– Do chào mào bị thiếu chất vitamin B1, đặc biệt là canxi và vitamin D.

– Lồng mất vệ sinh, có thể do 1 số loại virus làm chân chim bị đau.

– Tuổi của chim càng lớn thì chim sẽ ít di chuyển và dễ mắc bệnh bại chân (6-7 mùa tuổi lồng).

Chân của chim bị bại vì bị sưng tấy, có mủ thì dùng dao đã khử trùng lấy mủ ra, sau đó rửa sạch vết thương bằng nước muối hoặc dùng dung dịch thuốc tím 0.1%. Cuối cùng hãy thoa một ít cồn iot và thuốc chống nhiễm trùng.

Khi chim tự nhiên bị yếu chân đi thì bạn thoa dầu gió vào chân và dưới cánh để tránh chim bị trúng gió dẫn đến bại chân. Hoặc chào mào bị lâu ngày rồi thì cho chim đứng ăn dưới vùng đất khoáng để trị, cũng nên thay cầu đậu của chim bằng nhánh cây xoan.

Sau cho ăn tầm 2-3 tiếng, bỏ vào máng ăn chim một thìa cà phê cơm nóng để bổ sung vitamin B1 cho chào mào. Nếu được hãy cho chim uống vitamin B1 trực tiếp để tăng cường và phòng bệnh bại chân cũng như các bệnh khác. Trộn chung với thức ăn cho chim khoảng từ 1-10 ngày.

Việc đầu tiên là khử trùng, vệ sinh lồng chim, loại bỏ các vật cứng nhọn gây hại khi chim bay đậu xung quanh lồng. Tăng cường sức đề kháng bằng dinh dưỡng và thuốc kháng sinh đầy đủ cho chim.

Đối với những chú chào mào cảnh già mùa nên cắt móng, lột vảy định kỳ 3-4 tháng/lần. Nên cách ly với những chim cảnh khác nếu phát hiện bệnh và đặc biệt tránh những nơi gần chó mèo dễ làm chim hoảng sợ.

Trúng gió hiểu theo nghĩa thông thường theo dân gian Việt Nam nghĩa là bị “gió độc” nhập vào cơ thể chim gây ra một hoặc nhiều triệu chứng như mỏi mệt, chim ủ rũ, nấc, mắt nhắm, không nhảy nhót v.v.

Nguyên nhân trúng gió ở chim Chào mào?

Do thời tiết chuyển mùa, gió mùa cũng thay đổi theo, làm chim chưa kịp thích ứng với môi trường. Nếu treo lồng ở những nơi đầu gió thì việc trúng gió độc là khó tránh khỏi.

Tắm cho chim xong thì chúng ta không cho nó phơi nắng hoặc sấy khô lông mà đã vội cho vào lồng, việc tắm cho chim chào mào vào buổi chiều tối dễ khiến lông của chúng khó khô, dễ bị nhiễm gió lạnh.

Biểu hiện trúng gió ở chim Chào mào

Vậy làm thế nào để nhận biết một con chào mào bị trúng gió? Bạn chỉ cần quan sát thấy chim chào mào có những biểu hiện như sau:

Chim bay một hồi sức yếu dần và không đứng trên cầu nổi, nhảy thì nhẹ nhẹ dưới bố lồng, dụi dụi và thích cắm đầu vào góc.

Mắt chim chào mào thường lim dim và đi phân lỏng, cho chim ăn xong được vài giây sau lại ị ra y như vậy

Chim nhìn rất mệt mỏi, không linh hoạt, khi thấy người đến gần cũng không tránh né như bình thường.

Trong trường hợp như thế thì đến 80% là chim chào mào bị trúng gió.

Cách chữa trị bệnh trúng gió ở chim Chào mào

Cách chữa trị cho bệnh này cũng không có gì khó khăn, các bạn cứ tiến hành theo các bước như sau thì chim sẽ mau chóng khỏi bệnh thôi:

Không nên cố ép cho chim ăn để bị mắc cổ, vì chim yếu quá dễ bị ngạt thở.

Dùng cây kim vạch mông chào mào ra chích vào phần đỉnh nho nhỏ của phao câu và nặn nó ra một chút.

Bôi dầu gió vào phao câu chim, hai nách cánh chim và lòng bàn chân của chim, có thể cho một chút ít vào mũi của chào mào nhưng phải cực kỳ cẩn thận nếu không sẽ làm mắt chào mào bị cay.

Tủ áo lồng lại chỉ để hở ra một tí để theo dõi, vẫn cần chuẩn bị thức ăn đầy đủ để khi nào chào mào đói là có thể ăn ngay.

Nhỏ dầu gió vào bố lồng.

Thời gian này tuyệt đối không được tắm cho chào mào nữa, tránh để chúng bị cảm lạnh hay lại trúng gió.

Nếu có trầm nên kẹp một ít vào nan lồng, kị gió rất tốt.