Xu Hướng 5/2024 # Nghề Nuôi Chim Yến: Đề Xuất Và Áp Dụng # Top 4 Yêu Thích

Nghề nuôi chim yến: Trước đây các nhà khoa học khuyến cáo chim yến chỉ nuôi được từ Phú Yên trở vào. Ngoài Bắc khí hậu lạnh nên chim non chết, chim trưởng thành di cư. Tuy nhiên, do biến đổi khí hậu nhiều vùng nóng lên và chim yến sống được ở nhiều nơi.

Theo thông báo của Công ty Yến sào Khánh Hoà, có 30 năm kinh nghiệm khai thác và nuôi chim yến với hàng ngàn cán bộ công nhân viên. Chim yến ngày nay có thể nuôi được ở khắp bờ biển Việt Nam. Chim yến mới bắt đầu nuôi trong nhà từ năm 2006, đến nay đã có hàng nghìn nhà nuôi yến.

Yến sào là thực phẩm quý có tác dụng bổ phổi, bổ huyết, thanh nhiệt, tăng sức đề kháng của cơ thể, đẹp da, chống lão hoá, tăng tuổi thọ. Yến sào còn có nhiều hoạt chất kích thích miễn dịch, có thể sử dụng chống các bệnh virus. Chim yến còn tiêu diệt côn trùng phá hoại mùa màng. Chim yến chỉ phân bổ ở vùng Đông Nam Á, nên đây là một đặc sản có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, giá của yến sào rất đắt từ 2000 – 3000 USD/1kg.

Ở Thanh Hoá năm 2010 mới có 3 nhà nuôi yến, đến nay đã có hơn 40 nhà dân tự phát nuôi yến trong nhà. Đa số là nuôi yến ghép với nhà ở. Thường các gia đình có điều kiện kinh tế ở TX Sầm Sơn, huyện Quảng Xương, TP Thanh Hoá xây nhà cao 2 – 3 tầng, chỉ ở tầng 1, dành 2 – 3 tầng trên nuôi yến. Nhiều nhà thu hoạch mỗi năm 100 – 200 triệu đồng, nhưng cũng có nhiều nhà chim không đến ở hay ở một thời gian rồi bỏ đi. Đó là do kỹ thuật xây nhà chưa hợp lý, chưa hiểu đặc tính sinh học của chim yến.

Ngày 22/10/2014, tại hội thảo “Phát triển nghề nuôi chim yến ở Việt Nam theo định hướng bền vững” do Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh và Công ty Yến sào Khánh Hoà tổ chức tại KS Sheraton (Hà Nội) có hàng trăm đại biểu các bộ ban ngành tham dự. Đặc biệt các nhà khoa học đầu ngành về chim như GS. Mai Đình Yên, GS. Nguyễn Văn Cổn, PGS. Nguyễn Lân Hùng Sơn, PGS. Nguyễn Duy Thịnh, TS. Nguyễn Cử, TS. Nguyễn Minh Hoàng… đều có phát biểu về nuôi chim yến ở các địa phương. ThS. Lê Hữu Hoàng, GĐ công ty Yến sào Khánh Hoà báo cáo quan trọng về qui hoạch nuôi chim yến ở Việt Nam. Hội nghị rất tấm đắc với báo cáo “Nghề nuôi chim yến ở Thanh Hoá, thách thức và triển vọng” do ThS. Lê Văn Oánh, GĐ Trung tâm thông tin KHCN & dịch thuật Thanh Hoá trình bày. Hội nghị hy vọng Thanh Hoá sẽ là tỉnh đầu tiên ở phía Bắc nuôi chim yến thành công và điều đó ngày càng trở thành hiện thực, giúp Thanh Hoá phát triển bền vững nghề nuôi chim yến ở địa phương, trước mắt là ở thị xã Sầm Sơn.

THỊ XÃ SẦM SƠN TẬP TRUNG NHIỀU NHÀ NUÔI CHIM YẾN NHẤT THANH HOÁ

Thị xã Sầm Sơn nằm ở phía Đông tỉnh Thanh Hoá, cách Thành phố Thanh Hoá 15 km; phía Bắc giáp huyện Hoằng Hoá; phía Nam giáp huyện Quảng Xương; phía Tây giáp TP Thanh Hoá, phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ.

Dân số năm 2010 là 62.550 người, chiếm 0,16% diện tích và 1,68% dân số tỉnh Thanh Hoá. Dân số nông nghiệp 46,0%. Dân số phi nông nghiệm 54%. Mật độ dân số bình quân 3.496 người/km vuông, cao gấp 10 lần mức trung bình của tỉnh. Trong 5 năm trở lại đây, tốc độ tăng dân số của Sầm Sơn có xu hướng giảm dần từ 1,05% xuống còn 0,92%, thấp hơn mức tăng dân số trung bình của tỉnh (1,01%). Nguyên nhân chính là do công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình được thực hiện thường xuyên và hiệu quả, mặt khác do có sự di chuyển của một bộ phận lao động của Thị xã đi làm ăn, sinh sống ở các địa phương khác.

Về chất lượng dân số: Sầm Sơn có cơ câu dân số tương đối trẻ; trình độ học vấn của dân cư khá cao. Đến nay Sầm Sơn đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS đúng độ tuổi; 45% trường đạt chuẩn quốc gia, 37% lực lượng lao động được đào tạo. Đây là nguồn nhân lực chủ yến sẽ được huy động vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội của thị xã trong những năm tới.

Ngày 14/5/2024, Thường vụ Quốc hội đã thông qua đề án mở rộng thị xã Sầm Sơn. Theo đó toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 6 xã ( Quảng Châu, Quảng Thọ, Quảng Vinh, Quảng Minh, Quảng Hùng, Quảng Đại) về thị xã Sầm Sơn quản lý. Sau khi điều chỉnh thị xã Sầm Sơn có trên 4.500 ha diện tích tự nhiên, hơn 100 nghin nhân khẩu và 11 đơn vị hành chính gồm 4 phương (Bắc Sơn, Trung Sơn, Trường Sơn, Quảng Tiến( và 7 xã (Quảng Cư, Quảng Châu, Quảng Thọ, Quảng Vinh, Quảng Minh, Quảng Hùng, Quảng Đại).

Vấn đề phát triển kinh tế ở địa phương Sầm Sơn được đặt ra cấp thiết. Trong đó ưu tiên số một là chuyển dịch cơ cấu ngành nghề để giải quyết các vấn đề bức xúc xã hội. Khoa học kỹ thuật phát triển, nhiều máy, thiết bị đưa vào sản xuất đã tạo nên hiện tượng dư thừa lao động ở nhiều nơi, nhất là các xã ven biển. Một số khu kinh tế năng động, đô thị và giao thông phát triển, dân bị thu hồi đất và người lao động thiếu việc làm, người thất nghiệp ngày càng nhiều. Năng suất lao động yêu cầu ngày càng cao, nhu cầu tìm việc làm mới ngày càng cấp thiết cho những người thiếu việc làm. Do đó vấn đề chuyển dịch co cấu ngành nghê càng cần thiết.

1.2 Nghề nuôi chim yến phát triển ở thị xã Sầm Sơn

Do biến đổi khí hậu trái đất nóng lên ở nhiều nơi. Chim yến vốn là loài ưu khí hậu nóng, sống tự do, di cư đã tìm đến nhiều nơi ở mới, nhất là trong những ngôi nhà bỏ hoang. Nghề nuôi chim yến bắt đầu xuất hiện từ năm 2006 ở Khánh Hoà, nhiều ngôi nhà bỏ không ở Cần Giờ (TP HCM) cũng có chim yến đến ở và những người nhanh nhạy tổ chức nuôi chim yến. Nhiều người dân ở vùng biển Thanh Hoá đi làm thuê ở phía Nam. Một số làm thuê cho các cơ sở nuôi chim yến đã học được nghề từ các công ty, các gia đình nuôi yến ở Khánh Hoà, Phú Yên, Ninh Thuận, TP Hồ Chí Minh… về thiết kế nuôi yến ở quê mình.

Nghề nuôi chim yến phát triển nhanh chóng trong thời gian rất ngắn do những ưu thế của nghề này mang lại như:

Nuôi chim yến không cần giống và thức ăn, vì chim tự đến ở và thức ăn là ong, bướm, ve, ruồi, chuồn chuồn, châu chấu… nên kỹ thuật chủ yếu là làm nhà và lắp đặt thiết bị cũng như thời gian thu hoạch nên sinh lời rất cao.

Đầu tư một lần, thu hoạch tăng theo thời gian và tốn ít chi phí để duy trì. Nếu đầu tư đúng mức thì mức sinh lời rất cao và thời gian thu hồi vốn nhanh.

Giúp ích cho môi trường vì yến sống hoang dã, thức ăn của chúng là các loại côn trùng gây hại cho sản xuất nông nghiệp.

Mô hình hoạt động đơn giản, dễ quản lý, lặp lại có tính chu kỳ và qui luật tạo ra nguồn thu nhập chủ động, bền vững và tăng theo thời gian.

Đầu ra rất ổn định do thị trường tiêu thụ mạnh. Có khác du lịch Sầm Sơn mua 5 triệu đồng 10 tổ yến (chưa đến 1 lạng) lên lấy ngay tại tổ, bỏ túi nilon đưa về Hà Nội và có thị trường tiêu thụ nhiều như Hồng Kông, Trung Quốc, Mỹ…

1.3 Trung tâm Thông tin KHCN&DT Thanh Hoá thiết kế nhiều dự án nuôi chim yến ở Sầm Sơn.

Được thành lập ngày 18 tháng 6 năm 2008 theo Quyết định số 886/TV-LHH ngày 8 tháng 6 năm 2008 của Chủ tịch Liên hiệp các Hội KHKT Tỉnh Thanh Hoá và giấy chứng nhận hoạt động Khoa học và Công nghệ số 22/SKHCN ngày 19/6/2008 của Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Thanh Hoá.

Chức năng của Trung tâm là tuyên truyền, viết sách báo, phổ biến kiên thức khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực giáo dục, du lịch, sinh học, nông nghiệp. Xây dựng, thực hiện, chuyển giao các đề tài, dự án khoa học. Tổ chức bồi dưỡng, chuyền đề dịch thuật tài liệu, tổ chức và tham gia các hội nghị, hội thảo…

Hiện nay, Trung tâm có 20 cán bộ, nhân viên. Trong đó có 1 Tiến sĩ, 6 Thạch sĩ và 13 Kỹ sư, cử nhân các chuyên ngành KHCN.

Những năm gần đây, số lượng chim yến đên với Thanh Hoá ngày càng tăng, đã góp phần tạo ra một nghề mới – nghề nuôi chim yến lấy tổ của người dân ở vùng ven biển của tỉnh.

Tuy nhiên, nghê nuôi chim yên ở Thanh Hoá cũng đã và đang gặp những khó khăn, thử thách. Đó là do chim yến là loài động vật sinh sống ở những nơi vùng khí hậu nóng, nhiệt độ thích hợp cao, dao động từ 28 – 30 độ C. Vì vậy, vào mùa đông, chim yến thường bị chết hoặc di cư đi nơi khác. Kỹ thuật nuôi chim yến đơn giản nhưng cần tính chính xác cao.

Hiện nay, các hộ gia đình nuôi chim vẫn dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu. Tổ yến thành phẩm có giá trị tương đối lớn, chỉ phù hợp với mức thu nhập của một bộ phận nhỏ dân cư nên chưa tìm được đầu ra ổn định. Mặt khác, số lượng sản phẩm thu được chưa nhiều nên chưa thể chế biến ra nhiều chủng loại khác nhau; cũng chưa có tổ chức, cá nhân nào đứng ra thực hiện việc phân tích, đánh giá chất lượng tổ yến ở Thanh Hoá só với tổ yến của các nơi khác hay quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Do đó, sản phẩm thu được chưa có tên tuổi, và chưa thương hiệu trên bản đồ nuôi chim yến ở Việt Nam. Bên cạnh đó, đa số các hộ nuôi chim yến chưa được hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật nên không nắm được việc thiết kế, làm nhà, mua thiết bị âm thanh, giờ phát các loại loa… để dụ chim đến ở. Vốn đầu tư vào cơ sở vật chất như nhà xưởng, thiết bị phụ trợ cao…

MỘT SỐ THÔNG TIN DỰ ÁN ĐỀ XUẤT “HỖ TRỢ KỸ THUẬT, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGHỀ NUÔI CHIM YẾN Ở THỊ XÃ SẦM SƠN”.

2.1 Mục đích chung

– Nâng cao trình độ kỹ thuật của người nuôi chim yến, tăng thu nhập cho các gia đình tại TX Sầm Sơn đang nuôi chim yến sào.

– Cơ cấu và phát triển toàn diện một nghề mới, nghề nuôi chim yến, du nhập vào địa phương và giúp các gia đình người lao động trong sản xuất, tổ chức và chế biến tại chỗ sản phẩm yến sào.

– Xây dựng phương pháp tác động có thể sử dụng nhiều lần, có trách nhiệm cả về mặt xã hội và môi trường, đưa nghề nuôi chim yến sào thành nghề chính ở địa phương, đưa tỉnh Thanh Hoá thành đơn vị có tên trên bản đồ nuôi chim yến trong nước và khu vực.

2.2 Mục tiêu cụ thể của Dự án

Biên soạn tài liệu Kỹ thuật nuôi chim yến và tiêu thụ yến sào để giảng dạy cho học viên là người lao động đang nuôi chim yến và những lao động khác có nhu cầu nuôi chim yến phù hợp với thời tiết và khí hậu ở địa phương Thanh Hoá.

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chim yến cho các hộ gia đình đang có nhà nuôi yến ở địa bàn gồm các công việc: Hướng dẫn tập tính sính học của chim yến, xây dựng nhà, lắp đặt thiết bị, theo dõi sự sinh sản và phát triển chim yến. Thu hoạch tổ yến, phân tích thành phần tổ yến ở Thanh Hoá, chế biến thành hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm… Các cán bộ này ngoài nắm vững kỹ thuật nuôi chim yến cho mình còn là giáo viên sau này trực tiếp bồi dưỡng cho hàng trăm người có nguyện vọng nuôi chim yến ở Thanh Hoá.

Bồi dưỡng cho người lao động ở TX Sầm Sơn thành thạo kỹ thuật nuôi chim yến có thể vận hành được các máy móc thiết bị nuôi chim yến trong nhà và các kỹ thuật khác với nội dung phù hợp.

Khảo sát tình hình chim yến ơ khu vực địa bàn khác ở vùng ven biển Thanh Hoá và giúp 200 gia đình hoàn chỉnh học kỹ thuật nuôi chim yến từng bước xây dựng nghề nuôi chim yến ở Thanh Hoá thành một nghề mới. Lập bản đồ qui hoạch nuôi chim yến vùng biển Thanh Hoá.

Đánh giá nguyên nhân chim yến hiện nay nuôi được ở Thanh Hoá do biến đổi khí hậu và thích ứng với môi trường, đồng thời cũng đề ra những biện pháp cảnh báo ngăn ngừa thiên tai, dịch bệnh… của chim yến trong địa phương.

Đưa thông tin các gia đình nuôi chim yến lên mạng, xây dựng tổ kỹ thuật nuôi chim yến trong Trung tâm, quảng bá trao đổi thong tin và giới thiệu SP với khách, nhất là khác du lịch đến Sầm Sơn.

2.3 Tính sáng tạo của dự án

Tính sáng tạo ở Dự án này được thể hiện qua sự khác biệt sau:

Nuôi chim yến trước dây chỉ có ở vĩ độ 14 – 16 gồm các tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Nhưng do biến đổi khí hậu nên chim đã di cư vào nhiều nơi ở phía Nam (Vũng Tàu, TP Hồ Chì Minh, An Giang…) và chưa có ai nuôi được ở Bắc Trung Bộ.

Do việc đi làm ăn nhất là làm thuê cho các gia đình nuôi chim yến ở phía Nam nên một số người quê ở Thanh Hoá về thiết kế nhà nuôi chim yến. Tuy nhiên do không biết đặc tính sinh lý, sinh thái của chúng nên đa phần các gia đình nuôi tự phát thất bại.

Các cán bộ sinh học ở Trung tâm TT KHCN & Dịch thuật Thanh Hoá thấy thực trạng trên đã nghiên cứu tài liệu, tham quan thực tế ở Khánh Hoà và xây dựng qui trình nuôi chim yến ở Thanh Hoá, bước đầu giúp đỡ được các gia đình nuôi chim yến tránh khỏi thất bại. Hiện nay, Trung tâm thống nhất đề xuất với Sở KHCN và UBND Tỉnh Thanh Hoá xây dựng dự án nghề nuôi chim yến ở địa phương.

Nuôi chim yến không cần giống và thức ăn, nhưng tác động của môi trường đến chim yến là rất lớn. Vì vậy, kỹ thuật nuôi chim yến rất cầu kỳ, đòi nghiêm ngặt. Trong khi điều kiện khí hậy, địa hình ở mỗi nơi một khác nên tư vấn kỹ thuật cho các gia đình rất quan trọng. Như vậy tập hợp các gia đình đang nuôi chim yến vào một tổ chức là rất cần thiết. Dự án này kêu gọi và kết nạp 25 gia đình thống nhất hợp tác với Trung tâm hình thành mạng lưới chia sẻ kinh nghiệm nuôi chim yến. Đây là tổ chức nuôi chim yến đầu tiên ở tỉnh Thanh Hoá.

Dự án này được thực hiện góp phần vào khẳng định thương hiệu chim yến ở Thanh Hoá và kết thúc Dự án Trung tâm sẽ đăng ký bản quyền, ghi tên Thanh Hoá vào bản đồ nuôi chim yến ở trong nước và khu vực.

Do nguồn vốn cần nhiều và điều kiện nuôi chim yến ở Thanh Hoá là hoàn toàn mới, nên việc nghiên cứu nuôi chim yến trong nhà rất cần triển khai nhiều nội dung. Công việc và qui trình phát triển nghề nuôi chim yến ở nhiều địa phương đòi hỏi nguồn vốn lớn, Trung tâm vận dụng sáng tạo xin nguồn kinh phí của dự án hy vọng giải quyết kho khăn bước đầu tiên trên con đường phát triển của mình.

2.4 Các kết quả mong đợi và các tác động của dự án

– Trung tâm sẽ tổ chức lớp học cho các gian đình đang nuôi chim yến, mỗi nhà một người, ưu tiên nữ giới. Nội dung học tập có các phần: An toàn lao động, Vệ sinh an toàn thực phẩm, Môi trường và con người, Hạch toán kinh tế nghề chăn nuôi, Kỹ thuật nuôi chim yến, Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm. Lớp học sẽ được quay phim dựng thành băng hình. Sau một tháng học tập cả lý thuyết và thực hành các học viên sẽ nắm vững kỹ thuật nuôi chim yến.

– 50 người nuôi yến sào đã đầu tư nhà nuôi, thiết bị và công nghệ trị giá hàng chục tỷ đồng… cũng khá tốn kém, nhưng hiểu biết kỹ thuật của họ chưa nhiều, vì vậy khả năng thu nhập là rất bấp bênh. Sau khi tham dự lớp học trên chắc chắn sẽ giúp các gia đình thành công trong nuôi chim yến và thu nhập sẽ tăng lên, bù đắp lại kinh phí đầu tư, số gia đình trực tiếp chăn nuôi chỉ mới vài bà chục nhà, như vậy số người tham gia mới chỉ hàng trăm, nhưng lợi ích về lâu dài là vô kể.

– Giá yến sào hiện nay đang bán tại siêu thị BigC Thanh Hoá là 35 triệu/kg. Rất nhiêu nhà hàng khách sạn cao cấp đã đưa món yến sào vào thực đơn bán cho du khách như nhà hàng Dạ Lan, KS Lam Kinh, KS Sao Mai ở TP Thanh Hoá… với giá khá cao (200.000đ/ 1 bát cháo yến sào). Nếu sản phẩm được sản xuất ở Thanh Hoá giá thành sẽ giảm và người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi.

– Khi đã phát triển nuôi yến sào thành nghề, do các đặc tính ưu việt của nó đưa lại, Thanh Hoá sẽ trở thành địa phương nuôi chim yến đầu tiên ở miền Bắc, lúc đó sẽ có hàng nghìn người tham gia phát triển nghề này. Hoàn toàn không đáng ngại khi nhiều gia đình nuôi, trữ lượng chim yến sẽ ít đi, vì chim yến bầy đàn lớn, sinh sản theo cấp số nhân và rất trung thành với nơi ở cũ nên nếu điều kiện sống thích hợp chúng có thể sinh sản nhanh hay di cư về từ các nơi khác như Thái Lan, Malaysia…

2.5 Đánh giá kết quả

Dự án do Trung tâm xây dựng đánh giá các kết quả căn cứ nội dung sau đây:

Lớp cốt cán đầu tiên có 50 học viên sẽ tiếp thu toàn bộ kỹ thuật nuôi chim yến, Cán bộ giảng dạy là những người có trình độ cao ở Trung tâm thông tin KHCN&DT Thanh Hoá đi tiếp thu kinh nghiệm nuôi yến ở phía Nam hiện công tác tại các trường đại học, cao đẳng… sẽ trực tiếp hướng dẫn theo phương pháp dạy nghề của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội.

Trung tâm thông tin KHCN&DT Thanh Hoá sẽ khảo sát tình hình yến ở bằng máy gọi bầy đàn MP3, qua đó xác định được tình hình chim yến ở các địa phương, lập bản đồ sơ thảo qui hoạch chim yến ở Thanh Hoá.

Sản phẩm dự án là tổ yến sẽ được gửi đi phân tích chất lượng ở Viện công nghệ sinh học hay Viện các hợp chất thiên nhiên Hà Nội. Thành phần dinh dưỡng trong tổ yến cần phân tích đó là protein, gluxit, lipit, vitamin, enzin, hocmon và nhất là các nguyên tố khoáng. Trong protein có đủ 10 loại axit amin quí hiếm như met, phe, tre, val, liz, lox, trip, his, acg.

Tất cả các hoạt động tuyên truyền của Dự án sẽ được phát trên đài truyền thanh công cộng của Huyện và xã có các gia đình nuôi yến, cũng như đưa tin trên các trang website TrungtamkhcnThanhhoa thường xuyên.

Sau khi học các chủ nhân nuôi chim yến sẽ tính được giá trị đầu tư vào quá trình nuôi và các chi phí cần thiết khác. Qua đó xác định chính xác được phần lời lãi của mình.

2.6 Những khó khăn, thách thức với các gia đình nuôi yến ở Thanh Hoá

– Nhiều gia đình làm nhà nuôi yến nhưng chim không ở: Nên bình tĩnh phân tích nguyên nhân và áp dụng các biện pháp kiểm tra kỹ thuật để tìm ra kết luận.

– Nhiều nhà nuôi được yến, thu được sản phẩm nhưng tiêu thụ không được: Trung tâm đưa thông tin các gia đình lên website để giới thiệu sản phẩm và thực hành bán hàng qua mạng và liên kết với các đơn vị nuôi chim yến mạnh trong nước hỗ trợ…

– Nhiều nười không hiểu đặc tính sính lý, sinh thái của chim yến nên xử lý kỹ thuật rất khó khăn, trung tâm sẽ có kế hoạch giúp đỡ các gia đình đó thông qua dự án khi được thực hiện.

– Người lao động được hướng dẫn kỹ thuật nuôi chim yến và họ đã có công cụ lao động hợp lý nên chắc chắn năng suất lao động sẽ tăng lên. Đầu tư không tốn kém và chỉ 1 lần, lại không phải lo giống và thức ăn là hai yếu tố quan trọng sẽ càng giúp nghề nuôi chim yến ngày càng nhiều người chọn và Dự án được duy trì tốt.

– Địa phương đang khuyến khích phát triển chuyển dịch cơ cấu ngành nghề và giúp người lao động tìm nghề mới phù hợp. Vì vậy, đây là nghề được chính quyền ưu tiên khuyến khích phát triển, được vay vốn và hỗ trợ kỹ thuật dễ dàng.

– Hưởng các sản phẩm của Dự án làm ra: Học viên được học, sách kỹ thuật đã có, băng đĩa và thông tin trên internet… là những tác nhân quan trọng đều giúp Dự án duy trì lâu dài.

– Trung tâm TT KCN&DT Thanh Hoá là đơn vị có tư cách pháp nhân, trực thuộc LHH KHKT Thanh Hoá có nhiều cán bộ có năng lực làm tư vấn kỹ thuật nuôi chim yến rất say mê với nghề, sẵn sàng giúp người lao động tháo gỡ khó khăn khi cần thiết.

2.8 Khả năng nhân rộng các mô hình

Đây là Dự án hỗ trợ kỹ thuật cho người lao động hiểu biết nghề nuôi chim yến mới du nhập về địa phương TX Sầm Sơn, Thanh Hoá. Dự án có xu hướng phát triển và nhân rộng các điển hình sang địa phương khác vì các lý do sau đây:

Lớp cán bộ cốt cán đầu tiên cho các gia đình đang nuôi chim yến theo tính chất tự phát, chưa biết các đặc tính sính lý, sinh thái của chim yến và xâu dựng nhà nuôi theo kinh nghiệm học mót của đơn vị nuôi chim yến ở phía Nam. Lớp học gồm cán bộ ban quản lý dự án, các gia đình đang nuôi chim yến ở Thanh Hoá. Lớp học do cán bộ có trình độ cao của Trung tâm TT KHCN & DT Thanh Hoá và Công ty Yến sào Khánh Hoà giảng dạy. Sau đó học viên sẽ thực hành tại cơ sở như kiểm tra lại các kiến thức đã học được, so sanh tình hình và kỹ thuật nuôi yến của các gia đinh và các khu vực. Từ đó có các kết luận về kỹ thuật nuôi yến từ giai đoạn đầu đến khi thu hoạch sản phẩm và nhân đàn ở địa phương Thanh Hoá. Sau khoá học những học viên đạt yêu cầu được Trung tâm cấp chứng chỉ bồi dưỡng kỹ thuật nuôi chim yến.

Học viên và các bộ trung tâm còn tổ chức dùng máy gọi chim đến các xã khác thuộc địa bàn dự án kiểm tra tình hình cư trú của chim yến. Dùng máy gọi Malaysia MP3 phát với tần số thích hợp cả 3 loại tiếng gọi và quay phim, ghi chép số chim yến bay về trong thời gian 30 phút. Tổng hợp tình hình thông báo cho các địa phương khả năng nguồn chim yến cư trú để địa phương có kế hoạch hướng dẫn dân nuôi chim yến. Đó cũng là cơ sở xây dựng bản đồ nuôi chim yến.

Tuỳ theo số lượng dân đăng ký nuôi chim yến mà có thể tổ chức thêm mỗi huyện một số lớp nuôi chim yến. Phương châm là tận dụng các cơ sở đang có của các gia đình như nhà bỏ không sửa lại hay nhà mới xây dành 1 – 2 tầng trên để nuôi chim yến. Trung tâm sẽ cử người hướng dẫn kỹ thuật hay chính học viên đã học ở lớp trước hướng dẫn, có băng hình đã ghi minh hoạ. Như vậy mỗi huyện có thể tổ chức thêm 3 lớp theo cụm dân cư. Số người học đợt 2 là 6 lớp với 240 người.

Ban quản lý dự án xây dựng bộ tài liệu giảng dạy Kỹ thuật nuôi chim yến theo qui định của Bộ LĐTB&XH, tài liệu dạy 10 ngày 80 giờ, khoảng 240 trang có 2 phần: Phần I: Những vấn đề chung, có các chương: An toàn lao động, Vệ sinh an toàn thực phẩm, Môi trường và con người, Hạch toán kinh tế chăn nuôi.

Phần II: Kỹ thuật nuôi và tiêu thụ sản phẩm yến sào, có các chương: Đặc tính sinh lý sinh thái của chim yến, Nhà nuôi chim yến, Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm tổ yến, Thực hành nuôi chim yến…

Tổ chức hội nghị sơ kết gồm cán bộ lãnh đạo xã và huyện, ban quản lý lớp và học viên sơ kết tình hình đã làm được giữa thời gian và Tổ chức hội nghị tổng kết gồm cán bộ lãnh đạo xã, huyện, tỉnh, bản quản lý lớp và đại diện học viên. Từ hội nghị này khẳng định kỹ thuật nuôi chim yến ở Thanh Hoá, công bố bản đồ phân bố và tình hình chim yến cư ngụ ở vùng biển Thanh Hoá, giới thiệu kinh nghiệm các hộ phát triển kinh tế bằng nghề nuôi chim yến.

2.9 Các công việc kỹ thuật cao cần chú ý

– Kỹ thuật xây dựng nhà nuôi chim yến: tối thiểu mỗi nhà nuôi rộng 50 mét vuông, có 2 phòng cho chim lượn và nghỉ ngơi, đường kính vòng lượng ít nhất 5m, nhiệt độ duy trì 27 – 29 độ C, độ ẩm 80%, ánh sáng 2 lux, cách xa khu dân cư ồn ào, khu công nghiệp, có nguồn thức ăn.

– Kỹ thuật dẫn dụ chim yến về làm tổ là chìa khoá của sự thành công. Do đó phải tìm cách dẫn dụ chim yến bằng các thiết bị ấm thành, mùi hấp dẫn… cải tiến các loại loa để phát ra tiếng chim lan xa vòng bán kính đến 2km. Tần số và âm thanh phát ra cũng khác nhau tuỳ theo thời điểm như mùa sinh sản, mùa chim bay về…

– Âm thanh kêu gọi bầy đàn dẫn dụ chim yến có rất nhiều loại tiếng vì chúng có ngôn ngữ riêng của mình. Có tiếng chim mẹ con, tiếng gọi bạn tình, tiếng gọi bầy, tiếng chim đầu đàn, tiếng đấu tranh… Hiện nay trên thị trường có hàng trăm loại tiếng chim cung cấp cho những ngôi nhà yến. Họ đã sử dụng những phần mềm để chỉnh sửa, lai tạo cho ra những file âm thanh mang tính cạnh tranh và thu hút rất cao. Dự án đề xuất mua một số loại loa, máy thích hợp sử dụng lâu dài.

– Tạo ánh sáng hợp lý, tối ưu trong nhà nuôi yến: Kích cỡ lỗ ra vào cho nhà nuôi vừa phải. Phòng chuyển tiếp, lắp thanh làm tổ ngang, nguồn sáng có ống chắn sáng. Có lỗ ra vào, lỗi liên phòng, lỗ liên tầng. Nhờ hệ thống lỗ chim yến có thể di chuyên trong nhà với cự ly hẹp đến 2m và sải cánh vòng bay tới 4m.

– Xử lý mùi bây đàn giữ chim yến mới đến ở: Phun hoá chất xử lý mùi bầy đàn từ 2 – 3 tháng một lần, mùi bầy đàn là mùi dẫn dụ quen thuộc của chim yến, có thể là mùi phân, mùi nước tiểu, hocmon sinh dục…

– Làm việc với Cục sở hữu trí tuệ và Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm để đăng ký bản quyền thành phần chim yến ở Thanh Hoá, đăng ký Cục bản đồ ghi tên Thanh Hoá nuôi chim yến thành công ở Việt Nam và khu vực ASEAN.

2.10 Đối tượng hưởng lợi từ dự án

Hiện nay, 50 gia đình đang nuôi chim yến với diện tích khoảng 5000m vuông. Những lợi ích Dự án mang lại cho các gia đình nuôi chim yến và chính quyền địa phương như sau:

Hỗ trợ kỹ thuật thiết kế nhà theo kinh nghiệm các gia đình đã nuôi có kết quả và phân tích của cán bộ tư vấn Trung tâm TT KHCN & DT Thanh Hoá.

Hỗ trợ máy phát tiếng kêu để kiểm tra tình hình bước đầu có chim yến ở khu vực xung quanh mỗi gia đình có 1 – 2 buổi.

Cung cấp sách kỹ thuật nuôi chim yến cho các gia đình phụ nữ có nhu cầu. Hỗ trợ quảng bá sản phẩm, giao dịch và trao đổi thông tin với người tiêu dùng.

Người nuôi chim yến giữ được giá cả ổn định hơn, biết cách khai thác tổ yến và duy trì, tăng trưởng đàn chim yến, loại bỏ những sức ép của thị trường lên giá cả.

Tạo việc làm mới ổn định cho người lao động, có thu nhập chủ động, chỉ đầu tư một lần mà thu lời mãi mãi, năm sau cao hơn năm trước

Cơ cấu lại ngành nghề của địa phương, thực hiện du nhập nghề mới có lợi cho địa phương trong giai đoạn hội nhập kinh tế thị trường của đất nước.

Tăng thương hiệu và uy tín của Thanh Hoá trong nước và khu vực góp phần vào chủ trương thích ứng ngành nghề di biên đổi khí hậu mang lại và hội nhập quốc tế TTP.

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI CHIM YẾN Ở VIỆT NAM

Thực hiện thông tư 35/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 07 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, quy định tạm thời quản lý nuôi chim yến. Bước vào thế kỷ 21 là thời điểm tốt nhất để phát triển nghề nuôi chim yến ở Việt Nam. Biến đổi khi hậu toàn cầu làm cho nhiệt độ trái đất tăng cao, yến vùng xích đạo di cư về phía Bắc Việt Nam. Định hướng phát triển ngành nghề nuôi chim yến của các tỉnh, thành phố thực hiện trên cơ sở quy hoạch chặt chẽ, tránh các hiện tượng xây dựng nhà yến theo lối tự phát, không tuân thủ quy hoạch có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của ngành nghề chung và lợi ích của mỗi thành viên.

Dọc bờ biển nước ta còn có nhiều hang đảo có tiềm năng nuôi chim yến. Các tỉnh vùng duyên hải cả nước có lợi thế, tiềm năng phát triển hang đảo yến thiên nhiên có chất lượng cao, đem lại giá trị xuất khẩu lớn.

Các tỉnh Đồng Nai, Bến Tre, Trà Vinh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau cũng có lợi thế, tiềm năng phát triển hang đảo yến thiên nhiên. Phát triển hang đảo yến mới có ý nghĩa rất lớn cho việc phát triển kinh tế ở địa phương gắn liền với việc bảo vệ an ninh quốc phòng biển đảo.

Nghề nuôi chim yến trong nhà đang phát triển theo hướng tự phát, địa phương chưa có quy hoạch cụ thể do đó có thể dẫn tới rủi ro cho người dân và ảnh hưởng đến qui hoạch phát triển đô thị. Qua khảo sát chuyên ngành về điều kiện tự nhiên, môi trường, vị trí Tp. Hồ Chí Minh và vùng đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế, tiềm năng lớn để phát triển nuôi chim yến trong nhà. Phát triển quần thể chim yến tại các tỉnh, thành phố có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế, tạo ra công ăn việc làm và tạo nguồn thu đáng kể, bảo vệ môi trường sinh thái, có lợi cho đời sống con người. Ngoài ra, nguồn thức ăn của chim yến là côn trùng trong thiên nhiên sẽ bảo vệ mùa mang cho nhà nông.

3.1 Kiến nghị để phát triển nghề nuôi chim yến

Tại Việt Nam, theo các nhà khoa học và chuyên gia về kỹ thuật nuôi chim yến nhận định, chim yến hàng (Aerodramus fuciphagus) là loài chim phân bố ở vùng Đông Nam Á, trong đó phân loài Aerodramus fuciphagus Germani là phân loài đặc hữu phân bố chủ yếu tại các tỉnh duyên hải miền Trung và miền Nam Việt Nam (Thanh Hoá, Quảng Bình đến Côn Đảo, Phú Quốc) với mật độ chim yến khá cao. Đây là loài cho tổ chim yến có chất lượng cao hàng đầu thế giới và chúng thường làm tổ trong hang, nẻ vách núi nên Việt Nam có tiềm năng lớn và thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi chim yến nhờ có bờ biển dài, nhiều đảo, dãy núi nhô ra biển hình thành các eo vịnh, đầm phá.

Cần có các tổ chức, đơn vị có năng lực trách nhiệm, tâm huyết phối hợp với các cơ quan chuyên ngành của tỉnh, thành phố thức hiện khảo sát, quy hoạch làng nghề, các tiều vùng nuôi chim yến nhằm phát triển đồng bộ giữa tốc độ tăng trưởng các nhà yến với sự gia tăng quần đàn chim yến. Xây dựng và phát triển nghề nuôi chim yến ở các tỉnh, thành phố theo định hướng bền vững và hiệu quả cao.

Từ những cơ sở phân tích như trên và các điều kiện môi trường sinh thái, vì khí hậu vùng miền cho thấy công tác hoạch định chiến lược phát triển ngành nghề nuôi chim yến từ năm 2024 đén 2025 của các tỉnh, thành phố là rất cấp thiết.

3.2 Định hướng quy hoạch phát triển

Quy hoạch chặt chẽ, tránh các hiện tượng xây dựng nhà yến theo lối tự phát. Ưu tiên quy hoạch phát triển nuôi chim yến đảo tại các tỉnh đã có như Khánh Hoà, Quảng Nam, Bình Định, Bìa Rịa – Vũng Tàu, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Phú Yên, Ninh Thuận. Phát triển thêm hang đảo yến mới tại các tỉnh, thành phố có tiềm năng như: Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Thuận, Đồng Nai, Phú Quốc – Kiêng Giang, Cà Mau. Phát triển nuôi chim yến nhà tại các tỉnh, thành trong cả nước nhất là các tỉnh có đồng bằng và ven biển.

Công ty Yến sào Khánh Hoà dẫn đầu cả nước về nghiên cứu khoa học, kỹ thuật chuyên ngành yến sào, là đơn vị truyền thống có bề dày kinh nghiệm, đã ứng dụng thành công khoa học trong công tác quản lý, khai thác và phát triển quần thể chim yến. Công ty mong muốn là đơn vị thực hiện công tác chuyển giao công nghệ, bí quyết kỹ thuật nuôi chim yến, phát triển thành một nghề mới đem lại công ăn việc làm cho người dân và tăng thu nhập, nội ngân sách tỉnh. Đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Thường trực UBND các tỉnh, thành phố, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn… quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty Yến sào Khánh Hoà thực hiện công tác phát triển nghề nuôi chim yến bền vững tại các địa phương.

3.3 Chính sách khoa học công nghệ.

Cần hoạch định các chính sách quy hoạch phát triển; khuyến khích đầu tư phát triển nuôi chim yến đảo gắn với phát triển kinh tế biển và bảo vệ quốc phòng an ninh; chuyển đổi đất nông nghiệp sử dụng nuôi chim yến; quản lý nhà nước về nuôi chim yến; đào tạo cán bộ kỹ thuật quản lý chuyên ngành; đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích đầu tư xây dựng mô hình làng nghề; đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi chim yến tập trung; bảo vệ môi trường sinh thái tạo nguồn thức ăn cho chim yến; vay vốn ưu đãi; thương hiệu quốc gia Yến sào Việt Nam được xây dựng và bảo vệ theo qui định của pháp luật quốc tế; định vị thương hiệu quốc gia; phát triển thành sản phẩm quốc gia; tuyên truyền giáo dục nhân dân bảo vệ quân thể chim yến; miễn giảm thuế trong 3 năm đầu; khuyến khích nghiên cứu khoa học; khuyến khích áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học chuyên ngành; tập trung nghiên cứu cấu trúc quần thể; nghiên cứu thiết bị công nghệ; phòng trừ dịch bệnh, phòng tránh địch hại cho chim yến; công nghệ tạo nguồn thức ăn, bảo quản, chế biến các sản phẩm sau thu hoạch từ tổ yến.

Dự bao thường xuyên và cập nhật số lượng quần thể, nhà yến, sản lượng, nhu cầu thị trường tiêu thụ. Thực hiện phương pháp nuôi chim yén 3 trong 1: Ấp nở và nuôi nhân tạo chủ động nguồn giống; nhân đần, di đàn; dẫn dụ từ thiên nhiên. Chuyển giao công nghệ, bí quyết kỹ thuật. Ứng dụng công nghệ thông tin, thông qua các phương tiện thông thực hiện chương trình giảng dạy phương pháp nuôi chim yến. Xây dựng cẩm nang hướng dẫn kỹ thuật, quy trình vệ sinh, khử trùng, phòng dịch. Khai thác, bảo vệ nguồn gen có giá trị kinh tế cao. Áp dụng các bí quyết kỹ thuật nhân đàn, di đàn đến hang mới. Hợp tác với các nước trong khu vực về khoa học công nghệ, kỹ thuật. Định kỳ tổ chức điều tra, nghiên cứ, đánh giá tổng thể. Áp dụng công nghệ sinh học và các công nghê cao để nghiên cứu sản xuất vacxin phòng dịch; các chế phẩm sinh học xử lý môi trường, bảo hộ quyên sở hữu trí tuệ, quyền tác giả.

3.4 Xây dựng nguồn thức ăn, môi trường sinh thái và bảo vệ quần đàn.

Phục hồi và phát triển trồng rừng; tăng cường và phát triển diện tích trồng lúa, trồng hoa màu; tăng cường trồng các loại cây dẫn dụ côn trùng như: cây keo đậu, cây hông, cây sung, cây ăn quả…

Xây dựng cở sở dữ liệu về các nhà nuôi yến, các vùng phân bố, vùng kiếm ăn, bản đồ phân bố chim yến. Cấm xâm nhập trái phép vào hang yến, bảo về môi trường, kiểm tra, kiểm soát, quản lý quy trình kỹ thuật vệ sinh khử trùng, phòng dịch.

Phòng chống địch hại, tránh các loài thú ăn mồi yến như: Chim Bồ cắt, chim Cú mèo, Chuột, Rán, Tắc kè…; chế tạo các thiết bị chuyên dụng hữu hiệu. Tuyên truyền nâng cao nhân thức của người dân trong việc bảo vệ quần thể chim yến. Bảo vệ các nhà yến có số lượng bầy đàn lớn khỏi nguy cơ về dịch bệnh. Bổ sung thêm nguồn chim yến bằng biện pháp ấp nuôi nhân tạo.

3.5 Tuyên truyền, giáo dục, phát triển nguồn nhân lực

Tuyên truyền, giáo dục nhân dân ý thức bảo vệ đàn chim yến, cấm săn bắt, bảo vệ môi trường sinh thái, hệ sinh thái rừng, vùng đất ngập nước. Thực hiện cẩm nang hướng dẫn nuôi chim yến. Đưa nội dung tài nguyên chim yến đảo vào chương trình giáo dục bảo vệ môi trường biển đảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai trong các trường phổ thông ở các tỉnh ven biển.

Đào tạo chuyên gia kỹ thuật, lao đông chuyên môn hoá, nâng cao trình độ các chuyên gia kỹ thuật, thu hút nhân tài. Thành lập Học viện Yến sào Việt Nam là trường học kỹ thuật chính thống và chuyên sâu.

3.6 Xây dựng, quản lý nhà yến tối ưu

Thiết kế xây dựng nhà nuôi chim yến phù hợp cho từng vừng miền, đặc điểm thổ nhưỡng khác nhau. Áp dụng các giải pháp kỹ thuật nuôi chim yến phù hợp từng vùng miền, sử dụng trang thiết bị phù hợp, tối ưu, tiết kiệm chi phí.

Thực hiện 5 bước vận hành ngôi nhà yến: Dẫn dụ; chiêu thức dụ chim ở lại nhà yến; kích thích chim làm tổ; phát triển bầy đàn; nâng cao năng suất sản lượng.

Chín yếu tố quyết định thành công nhà yến: Vị trí xây dựng; thông số kỹ thuật nhiệt độ và độ ẩm; kích thước vòng đảo lượn trong nhà; hệ thống giá tổ; hệ thống âm thanh; hệ thống tạo ẩm và thông gió; kỹ thuật vận hành.

Sử dụng camera quan sát lắp đặt. Phát hiện kịp thời các thiên địch gây hại. Quản lý nhà yến từ xa, theo dõi qua internet. Áp dụng thiết bị tự động hoá: máy phát âm thánh tiếng chim; máy tạo độ ẩm… Vận hành nhà yến đảm bảo hiệu quả tiết kiệm năng lượng.

Sự liên kết phát triển giữa: Nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp. nhà khoa học vì sự phát triển của nghề nuôi chim yến. Thông qua liên kết, khả năng thích ứng với thị trường, làm chủ công nghệ và cải thiện sức cạnh tranh. Các doanh nghiệp có thể tham khảo kinh nghiệm của nhau trong sản xuất, phân công lao động.

3.7 Thành lập hiệp hội nuôi chim yến

Những năm tới, nghề nuôi sẽ phát triển mạnh mẽ, số lượng nhà yến sẽ tăng lên từng ngày tháng theo cấp số nhân. Do vậy cần thiết thành lập Hiệp hội Yến sào Việt Nam. Hiệp hội là tổ chức thống nhất liên kết các thành viên, đại diện bảo vệ quyền lợi trong các tranh chấp thương mại, đầu mối cung cấp thông tin thị trường.

Tổ chức các hoạt động đào tạo, phổ biến kiến thức, nâng cao nghiệp vụ , nâng cao trình độ, đưa tiến bộ – khoa học vào thực tiễn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tổ chức xúc tiến thương mại, điều phối để nâng cao sức cạnh tranh.

Tổ chức các Hội yến sào tỉnh, thành phố, các chi hội; thành lập các câu lạc bộ kỹ thuật để tập hợp ý tưởng, kinh nghiệm, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, công nghệ chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động. CLB kinh doanh tập hợp các đơn vị kinh doanh, thu mua nguyên liệu phục vụ xuất khẩu, điều hoà đầu ra sản phẩm.

Tổ chức các Hội thảo khoa học, các chương trình liên kết giữa chính quyền địa phương, nhà khoa học, các nhà nuôi chim yến, các đơn vị hội thảo.

Thu hút sự tham gia đông đảm các tầng lớp, đặc biệt là trí thức, các nhà nghiên cứu khoa học, chuyên gia, nhân dân, đó là nguồn tư duy khổng lồ, sức sáng tạo mạnh mẽ.

Tăng cường hợp tác quốc tế trong chiến lược phát triển ngành nghề nuôi chim yến, phát triển sự hợp tác toàn diện với Indonesia, Malaysia, Thailan nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, giải pháp kỹ thuật. Tăng cường hợp tác quốc tế đào tạo cán bộ có trình độ cao cho ngành nghề, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao.

3.8 Chế biến nâng cao giá trị sản phẩm, xây dựng thương hiệu bền vững.

Áp dụng công nghệ hiện đại, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu sản xuất sản phẩm thực phẩm từ yến, nâng cao giá trị gia tăng. Cải tiến mẫu mã, sản xuất nhiều chủng loại khác nhau với chi phí hợp lý và giá cả phù hợp.

Xây dựng thương hiệu mạnh quốc gia “Yến sào Việt Nam” có khả năng cạnh tranh cao, được xây dựng và bảo vệ theo qui định của luật pháp quốc tế. Nhà nước đăng ký quyền sở hữu trí tuệ thương hiệu quốc gia Yến sào Việt Nam theo Công ước Quốc tế Madrid.

Tổ chức giới thiệu, quảng bá qua các hội chợ thương mại; hội chợ địa phương; xúc tiên thương mại đến các thị trường: Hồng Kông, Hoa Kỳ, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc và các nước Asean, châu Âu. Phát triển thị trường trong nước; xuất khẩu, giữ vững – mở rộng thị trường hiện có, tích cực tìm kiếm thị trường mới. Phát triển thị trường gắn với đổi mới KHCN, nâng cao chất lượng, hạ giá thành, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh bên vững.

Vốn đầu tư huy động từ các nguồn: Vốn ngân sách Nhà nước; vốn tín dụng trung hạn; tính dụng ngắn hạn; huy động từ các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư; vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Tiếp cận các nguồn vốn tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ phát triển quần thể chim yến, trồng rừng, phát triển đàn yến, vay ưu đãi không lãi suất hoặc lãi suất thấp.

Xây dựng hệ thống tổ chức quản lý nhà nước nghề yến sào từ trung ương đến địa phương. Tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước về chất lượng yến sào, truy xuất nguồn gốc. Thực hiện và kiểm soát chặt chẽ việc đánh giá tác động môi trường trong các vùng nuôi chim yến.

Xây dựng quy chế phối hợp quản lý nghề nuôi chim yến tại Việt Nam hoạt động đồng bộ, tính hệ thống phát huy hiệu quả là cơ sở cho việc xây dựng phát triển ngành nghề Yến sào Việt Nam phát triển bền vững.