Thịnh Hành 5/2024 # Chim Yến Con: Hướng Dẫn Phương Pháp Nuôi # Top 9 Yêu Thích

Hiện nay, để tăng số lượng đàn chim yến, phương pháp ấp trứng chim yến hàng bằng máy đã không còn là một vấn đề khó khăn tại Việt Nam. Nhưng trở ngại mà chúng ta cần chú ý nhiều là chăm sóc chim yến con sau khi nở, vì có thể tỷ lệ chết rất cao.

Chim yến con mới nở phải để trong máy ấp. Lúc này cơ thể con trần trụi, không có lông và rất yếu ớt. Do chim con chưa có lông, điều hoà thân nhiệt kém nên phải giữ nhiệt cho tốt. Ngoài ra trong bụng còn tích khối noãn hoàng, lòng đỏ dự trữ cho quá trình phát triển một số ngày sau nở, nên chim dễ bị lạnh khi nhiệt độ thấp. Nếu phần dưới bụng không đủ ấm dẫn đến xơ cứng không tiêu hoá được, viêm nhiễm là nguyên nhân chính gây chết trong thời gian sau khi noãn hoàng đã hấp thu hết, nên việc giữ ấm trong thời gian đầu là hết sức quan trọng.

Chim yến con chưa có khả năng tự ăn, nên phải đút cho chim ăn bằng một ống nhựa nhỏ vát đầu và không nhọn hoặc gắp thức ăn bằng pince nhỏ. Thức ăn của chim yến con là trứng, nhộng, ấu trùng tươi của kiến, ong và mối. Chim con bắt đầu ăn muộn nhất là 24 giờ sau khi nở. Cho chim ăn tối thiểu ngày 3 lần; đó là lúc 8 giờ sáng, 12 giờ trưa và 16 giờ chiều. Trong tự nhiên, chim mẹ rời tổ đi kiếm mồi lúc 4 giờ 30 sáng, bay vào đất liền kiêm mồi và trở về mớm mồi cho chim con vào lúc 5 – 6 giờ và 17 – 18 giờ, buổi trưa tỷ lệ mớm mồi thấp. Ấu trùng non của các loài kiến ong có thể thu thập từ trong tự nhiên hoặc tự gây tạo ra. Trong thực tế hiện nay cũng đã có những phương pháp nuôi kiến và các loại thức ăn sống cho chim con.

Sau khi nở từ 1 – 10 ngày chim được tiếp túc sống trong máy ấp, với nhiệt độ thấp vào khoảng 35 – 36 độ C, ẩm độ 65 – 70%, có độ thông thoáng nhưng không có gió lùa. Trong thời gian này vì chim còn cần sự điều hoà nhiệt độ của máy ấp, nên chúng ta phải kiểm soát các của động của chim yến con. Nếu chim không được yên ổn, vi nhiệt độ của máy có thể quá nóng, thì phải giảm bớt độ nóng. Mỗi ngày hạ nhiệt độ xuống 1 – 2 độ C bằng cách mở rộng lỗ thông khí của máy ấp theo từng giai đoạn của lứa tuổi, mỗi ngày một ít. Sau 2 – 3 ngày cơ thể chim con dần dần cứng cáp, đứng dậy ổn định hơn.

Cách săn sóc chim khi đưa chim ra khỏi máy ấp

Khoảng sau 10 ngày, chim đã ra lông, lớn hơn và mạnh mẽ hơn, có thể dời chim ra khỏi máy ấp, chuyển chúng vào trong một cái hộp chuyên dùng, để tiếp tục săn sóc đặc biệt. Điều quan trọng là giữ ấm cho chim, đừng để chim lạnh, kiểm soát nhiệt độ bằng vặn to hoặc nhỏ đèn nhưng phải có độ thông thoáng. Thùng này lại đưa vào trong một căn phòng ấm. Trong phòng này vẫn đút cho chim ăn như lúc đầu. Ngoài ra độ ẩm vẫn kiểm soát như cũ. Cũng có thể đưa chim lên các tổ giả được gắn trong thùng này. Thời gian này cục mồi to hơn, khoảng cách giữa hai lần ăn ngắn hơn. Cho chim uống nước từ ngày thứ 10.

Hộp săn sóc này là một thiết bị đặc biệt có thể điều chỉnh nhiệt độ giống như cơ thể tự nhiên của chim mẹ. Hộp được làm bằng bìa cứng có chỗ thoát hơi ra và đèn đặt ở giữa. Để biết nhiệt độ có thích hợp không ta cần xem hành vi của chim. Nếu nhiệt độ quá thấp chúng sẽ tập trung một chỗ gần đèn sưởi; nếu nhiệt độ quá cao chúng tản ra ở những nơi mát mẻ hơn, duỗi cánh. Buổi tối bắt buộc phải sưởi ấm cho chim. Cần để ý những ngày mưa, nhiệt độ phòng ấp bị hạ thấp và độ ẩm lại quá cao.

Nhìn chung cần phải siêng năng, săn soc cẩn thận, kiên nhẫn để chim yến con có thể lớn lên và phát triển thành chim yến trưởng thành rồi tiếp tục sống trong ngôi nhà chuẩn bị.

Thiết bị hỗ trợ nuôi chim yến và phương pháp dụ chim yến vào nhà

Cách cho chim yến con tập bay

Sau 35 ngày tuổi chim con đu bám trên tổ giả và sau đó tập bay. Sau 40 – 43 ngày chim tập bay nhiều trong nhà yến. Sau khoảng 43 ngày chim con sẽ được lựa chọn, cách lựa chọn, cách lựa chọn chim phương pháp sau đây:

Chim trông khoẻ mạnh

Hai cánh chim có thể tự chéo lại được

Chim muốn bay ra khỏi thùng

Đem những con chim này vào trong căn nhà chim mà ta đã chuẩn bị. Điều đáng chú ý là cần dời chúng vào ban đêm chứ không phải ban ngày. Muốn tập bay cho chim người ta đưa thùng đựng yến đặt trên các thành gỗ có chiều cao từ 2m trở lên. Với độ cao này sẽ giúp chim tập bay, đó là vào buổi sáng hôm sau. Khi trời sáng, vào thời gian đàn chim bắt đầu bay đi kiếm mồi, những con chim con này sẽ rơi mình từ trên cao xuống. Với độ cao này giúp chim con vươn cánh trên không trung và sau đó sẽ bay theo những con chim yến lớn. Khi mặt trời bắt đầu về chiều, các chim con này lại theo đàn bay về, rồi cứ tiếp tục như thế qua những ngày kế tiếp. Cũng có phương pháp khác mà các nhà yến đã sử dụng và có hiệu quả ở Công ty Yến Việt, Yến Sào Khanh Hoà, đó là chuyển chim con sang tổ giả khá sớm. Tổ giả được gắn trực tiếp trên thanh gỗ treo tường, cách mặt đất 2m để tiện thao tác cho chim ăn.

Nếu người nuôi chim đã tập thành phản xạ có điều kiện cho chim ăn thì thậm chí chim sẽ bay đến để nhận mồi. Khoảng 50 – 60 ngày chim con phát triển đầy đủ có thể rời nhà yến.

Trong thời điểm hiện tại, hướng nuôi chim con để đem chim thả vào trong một nhà mới chưa có chim ở với hy vọng chim bay về sống và làm tổ tại đó là chưa khả thi về mặt kinh tế và nếu tiếp tục có thể ảnh hưởng đến khả năng tăng số lượng đàn yến nói chung do người nuôi chim tìm mọi cách lấy trứng yến. Trong quá trình nuôi chim con cần chú ý vệ sinh tổ, quan sát sức khoẻ của chim và phân chim.

Thức ăn tự nhiên là nhộng non, ấu trùng kiến và ong. Nguồn dinh dưỡng của loại thức ăn này rất cao, thành phần đạm chiếm đến 42 – 67%. Hiện này, nuôi chim con theo cách giai đoạn đầu cho ăn 3 lần/ ngày, cục mồi: 0,6 – 1gam. Cần bổ sung enzym thích hợp cho cục mồi của chim con. Có tư liệu cho biết chim bắt đầu ăn thức ăn cứng vào ngày thứ 7 – 9. Thời gian chim non trên tổ kéo dài 5 tuần, cả hai bố mẹ cùng mớm mồi. Người ta quan sát thấy trong thời gian sau cục mồi lớn hơn khoảng 1,7gam. Khoảng cách thời gian mớm mồi gần hơn, gần nhất là 30 phút. Giai đoạn sau chim con ăn bọ cánh cứng, kiến,, ong bắp cày, côn trùng bay. Loại thức ăn này đáp ứng nhu cầu chất khoáng trong thời kỳ sinh trưởng nhanh và mọc lông.

Nước uống cho chim con cũng rất cần thiết, chim rất thích uống nước, cho chim uống từ ngày thứ 10 sau khi nở. Nước cất, nước tinh khiết, nước khoáng, nước vòi đều phải sạch sẽ không nhiễm khuẩn.

Người ta cũng cung cấp thêm vài loại nước uống chuyên cho chim con. Cho chim uống 1 – 4 ml dung dịch hỗn hợp glucose + nước + vitamin + chất khoáng.

Thức ăn bổ sung, ngoài thức ăn sống là kiến non nhộng non người ta còn cho chim ăn thêm loại thức ăn côn trùng đóng hộp, với hàm lượng protein cao đến 56%, là thức ăn tự nhiên 100%. Đây là giống ruồi dấm Drosophila melangate. Thức ăn được cung cấp ngay trong nhà yến, và gần với nơi làm tổ, khi chim yến bắt đầu làm tổ nó không phải đi xa, không phải mất nhiều năng lượng, chim con cũng đủ mồi để lớn lên nhanh chóng và đủ sức rời khỏi tổ. Nhờ cách nuôi này số lượng chim và năng suất nhà yến tăng lên nhanh chóng.

Trứng yến: Những điều cần biết từ A đến Z

Loại thức ăn tăng cường nhân tạo tổng hợp, cũng được dùng cho chim con và chim con tiếp nhận tốt. Trộn 1 hỗn hợp gồm sữa + bánh biscuit + trứng luộc xay nhuyễn, cho chim ăn 3 giờ 1 lần. Tỷ lệ các thành phần và liều lượng sử dụng cần được tính toán.

Rõ ràng thành phần thức ăn, số lần và liều lượng cho ăn có thay đổi theo quá trình phát triển của chim con, đặc biệt chú ý giai đoạn 10 – 20 ngày tuổi, sinh lý tiêu hoá có một số thay đổi nhất định và đây là giai đoạn chim mọc lông nhanh nên cần nhiều chất dinh dưỡng hơn. Thời gian này nếu không được chú ý chim con sẽ chết hàng loạt. Ngoài ra phải có tiêu chuẩn vệ sinh khử trùng nghiêm ngặt.

Vấn đề bệnh tật của chim yến con

Chim yến con rất hay bị bệnh, đặc biết ở 10 – 20 ngày tuổi. Tỷ lệ chết ở giai đoạn này rất cao. Vì vậy, cần có biện pháp tăng sức đề kháng của chim và thực hiện chế độ vệ sinh nghiêm ngặt trong quá trình nuôi.

Nhìn chung với một số loài chim khác, chim non có thể nhiễm bệnh chúng tôi và Salmonella, qua đường trứng hoặc qua rốn. chúng tôi và Salmonella, qua đường trứng hoặc qua rốn. chúng tôi dễ dàng xâm nhập qua vết thương ở rốn gây viêm túi lòng đỏ. Chết trong vòng 1 tuần tuổi hoặc 2 đến 4 tuần tuổi, trong trường hợp này người ta phòng bệnh là chủ yếu, như vệ sinh máy ấp nở, nhà xưởng, cho uống kháng sinh + B1 ở 1 – 3 ngày tuổi, bôi cồn iod vào rốn…

Những con chim có hiện tượng bị bệnh cần phải cách ly ngay lập tức, có chế độ săn sóc riêng và giữ ấm cho chim. Hiện tượng chim con sình bụng trong quá trình nuôi, và nâng cao tỷ lệ sống của chim con là một nội dung cần tiếp tục quan tâm nghiên cứu.

Cho đến nay nhiều phát biểu chính thức là loài chim yến này không bị H5N1. Tại một số nước người ta thương xuyên lấy chất thải của chim để kiểm tra H5N1 nhưng đến nay chưa phát hiện thấy có hiện tượng nhiễm bệnh này trên đối tượng chim yến. Họ cho răng chim yến thường xuyên bay và ăn côn trùng trên không trung nên khả năng bị bệnh hiếm hơn. Tuy nhiên, họ cũng nhắc nhở là chưa khẳng định hoàn toàn chắc chắn chim có bệnh hay không trong trường hợp nhà yến nằm ngay trung tâm phát bệnh H5N1.

Cách xử lý quan trọng nhất là phòng bệnh hơn chữa bệnh, khử trùng, giữ gìn vệ sinh từ khâu kỹ thuật. Ngoài ra cần bổ sung thêm vitamin, khoáng chất… để tăng cường sức đề kháng của chim con.

Nuôi chim rơi

Trong tự nhiên một số chim con thường rơi khỏi tổ vào thời gian 16 – 22 ngày tuổi, phần lớn đó là những con chim yếu, nhận được thức ăn ít hơn trong cặp chim cùng tổ mà bố mẹ không thể chăm sóc đều được.

Khi chim con bị rơi khỏi tổ vì chim chỉ bám một cách yếu ớt cần phải được tăng cường chăm sóc ngay lập tức. Những con chim không có bố mẹ này phải bắt nó ăn cách 2 giờ mỗi lần với thức ăn có trộn với côn trùng sống và phải giữ nó cho ấm.