Thịnh Hành 5/2024 # Chim Chào Mào Ăn Gì? Cách Nuôi? Giá Bao Nhiêu? Mua, Bán Ở Đâu # Top 9 Yêu Thích

Chim chào mào còn có tên gọi khác là chim râu đỏ, chim hoành hoạch mồng, chim đít đỏ hay chim chóp mũ đỏ.

Hiện nay trên thế giới có khoảng 149 loài chim chào mào.

Chào mào là loài chim có kích thước nhỏ bé. Một chú chim chào mào trưởng thành chỉ nặng khoảng 60 – 80 gram.

Chiều dài cơ thể của chúng dao động trong khoảng 17 – 23cm.

Chim chào mào cái thường có cân nặng nhẹ hơn chào mào đực, chúng chỉ to bằng 2/3 con đực. Một chú chào mào có tuổi thọ lên đến 11 năm.

Chim chào mào thường có phần đầu khá nhỏ, hơi dài.

Phần mỏ của chúng nhọn, màu đen và khá cứng.

Đôi mắt của chúng đen nhánh, tròn, được bố trí ở gần đỉnh đầu và mào của chúng.

Điểm đặc biệt ở những chú chim này chính là chiếc mào lớn trên đỉnh đầu.

Vì đặc điểm này chúng có tên gọi là chào mào.

Phần thân của chim chào mào thuôn dài, chắc khỏe, lưng thẳng và phần bụng hơi phệ.

Chân của chúng khá nhỏ, khô.

Bàn chân của chúng được chia thành các ngón nhỏ có móng sắc nhọn.

Điều này giúp chúng bám vào các cành cây được chắc hơn.

Bộ lông của chim chào mào có khá nhiều màu sắc. Màu lông đầu chủ đạo của chúng là màu đen, Phần lông má và yếm ngực của chúng có màu trắng, phần lông ở gần mắt có màu đỏ.

Phần mào của chúng thường có màu đen nhánh. Toàn bộ phần lông lưng và cánh của chúng có màu nâu.

Phần đuôi của chúng khá dài thường có màu nâu, điểm xuyết màu đỏ hoặc trắng.

Thời gian sinh sản ở chim chào mào thường bắt đầu từ cuối đông cho tới giữa mùa hè.

Tức là từ tháng 12 năm trước đến hết tháng 5 năm sau và từ mùa xuân đến đầu đông (từ tháng 3 đến tháng 10 hàng năm.

Thời gian sinh sản của chim chào mào phụ thuộc vào môi trường sống. Trung bình 1 năm, 1 cặp chim chào mào đực cái có thể sinh sản được 2 lần/năm.

Khi chim đực và cái kết đôi, chúng sẽ cùng nhau xây dựng tổ. Tổ của chim chào mào thường được làm từ các thân cây nhỏ, rễ cây và cỏ khô.

Trung bình một lần sinh sản, chào mào cái có thể đẻ được từ 2 – 5 trứng. Trứng của chào mào thường có màu nâu kem và điểm xuyết thêm các đốm màu nâu.

Chim bố và chim mẹ sẽ ấp trứng trong khoảng 10 – 12 ngày thì con non bắt đầu nở. Khi trứng nở thành con, chim chào mào bố mẹ sẽ cùng nhau chăm sóc chim con và kiếm mồi cho con non ăn.

Chim chào mào có môi trường sống khá phong phú, chúng được du nhập vào rất nhiều châu lục. Tuy nhiên, quê hương và cũng là những nơi nuôi nhiều chim chào nhất là khu vực châu Á.

Chào mào là loài chim có thể ăn được cả động vật và thực vật. Thức ăn chủ yếu của chim chào mào thường là các loại trái cây như đu đủ, xoài, cam, dâu, chuối…

Bên cạnh hoa quả, các loại củ như cà rốt, củ cải đường cũng là những món ăn chúng vô cùng yêu thích.

Ngoài các món ăn từ thực vật, chim chào mào còn có thể ăn các loài côn trùng nhỏ (sâu gạo, sâu xanh, châu chấu, cào cào).

Lưu ý, không nên cho chào mào ăn dế – loài côn trùng này có vị cay de de, mùi hăng không thích hợp cho hệ tiêu hóa của chim chào mào.

Lưu ý: không nên cho chào mào ăn thịt bò, thịt lợn, hải sản tươi sống… rất nguy hiểm cho hệ tiêu hóa của chúng.

Tuy nhiên, những chú chim chào mào xanh thường có đầu đen và phần lông lưng và cánh thường có màu xanh lá cây non.

Môi trường sống tại Việt Nam – Chào mào vùng nào hay nhất?

Tuy nhiên tiếng hót của chúng khá cao và thanh. Chú chào mào Thiết Mộc Chân, được mệnh danh là chú chào mào hót hay nhất.

Hầu hết những người nuôi chim thường lựa chọn những chú chim non. Giai đoạn này là giai đoạn khó khăn nhất.

Những chú chim chào mào bổi phải được nhốt trong lồng, che kín bằng vải (chỉ để một khe hở). Khi chào mào đã quen, các bạn dần kéo ánh sáng để cho chúng tiếp xúc.

Sau khi cho chúng làm quen môi trường, các bạn nên tiếp xúc nhiều với chúng và thường xuyên tắm cho chúng.

Để những chú chào mào được căng lửa, việc chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho chúng là điều vô cùng cần thiết.

Nuôi chào mào các bạn nên cho chúng ăn cám và các loại thức ăn tươi. Một số loại thức ăn tươi bào gồm: các loại trái cây như táo, cam, xoài, đu đủ, cà chua…

Ngoài các loại thức ăn thông thường, những chú chim chào mào cũng rất thích ăn sâu gạo,

Để một chú chào mào có thể hót căng lửa và phát triển toàn diện, những chú chim chào mào phải có chế độn nghỉ ngơi và rèn luyện sức khỏe đúng cách.

Lưu ý khi tắm: các bạn nên tắm từ 8h – 10h sáng (thời điểm thích hợp nhất) – đây là hình thức tắm nắng.

Khi tắm nước, các bạn nên tắm cho chúng trong khoảng từ 12 – 13h chiều, tắm bằng nước ấm và trước khi tắm phải đem chúng đi phơi nắng tầm 5 phút.

Việc luyện giọng cho chào mào là một trong những công việc vô cùng quan trọng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc chú chào mào của bạn có giọng khỏe và căng lửa hay không.

Cách đơn giản nhất chính là tải các đoạn clip chim chào mào hót, sau đó cho chim chào mào của các bạn nghe.

Sau khi thường xuyên cho chúng tập luyện ở nhà, các bạn nên cho chim đi cọ sát và thi đấu nhiều với những chú chim chào mào khác.

Việc làm này giúp những chú chim chào mào tăng giọng hát rất nhanh.

Thường những chú chim chào mào được nuôi hầu hết được bẫy trong tự nhiên, sau đó chúng được đem về nhà nuôi và thuần hóa.

Cách bẫy chào mào đầu đàn, đấu bằng chim mồi

Phương thức này là phương thức hữu hiệu được rất nhiều người nuôi chim sử dụng, để thực hiện hiện phương thức này các bạn cần chuẩn bị những điều sau:

Lưu ý khi mua: nên chọn loại lồng cao, chào mào sẽ dễ bay vào hơn.

Sau khi tìm được địa điểm đặt bẫy, các bạn phải giăng kín lá cây vào lồng, thêm nhiều loại trái cây mà chào mào yêu thích vào lồng.

Phương thức này rất đơn giản và dễ làm. Các bạn chỉ cần bôi keo vào những nơi có nhiều chào mào đấu hay tới là có thể bắt được chúng.

Tuy nhiên, phương thức này sẽ khiến bộ lông bị keo dính hỏng.

Chim chào mào là một loại chim quý. Chính vì vậy, việc mua và lựa chọn giống là điều khá khó khăn.

Để mua một chú chim chào mào, bạn nên đến những cửa hàng chuyên kinh doanh chim tại Đà Nẵng, Daklak, Huế, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Quảng Nam để đặt mua.