Thịnh Hành 5/2024 # Chơi Và Nuôi Chim Họa Mi # Top 8 Yêu Thích

Họa mi là loài chim có đôi mắt rất lạ và đẹp. Mắt tròn đen nhánh, sáng ngời nhìn quanh quất như quyến rũ. Xung quanh mắt có viền màu xám bạc hoặc viền xanh xám, anh ánh như vẽ.

Chim họa mi có nhiều màu sắc khác nhau tùy theo vùng, miền. Các tỉnh miền Nam có loại họa mi “đất” vì màu lông nâu xỉn không mấy đẹp, hót thì âm khá vang ngắn. Chỉ có những con đặc biệt mới hay hót. Vì vậy mà họa mi chính thống được ưa chuộng hơn, tiếng hót thanh lại thường xuyên.

Chim họa mi Lạng Sơn có màu lông hung đỏ như màu đất đỏ ở vùng này.

Chim họa mi xứ Nghệ lông vàng sẫm, chân và mỏ đều vàng. Khi chọn nuôi người ta thường chọn loại chim lông đỏ, mỏ, chân vàng.

Lựa chọn họa mi

Khi chọn chim họa mi cần dựa vào những tiêu chí sau:

Mắt: với con người mắt được coi là cửa sổ tâm hồn, thì chọn họa mi cũng theo cách đó. Nên chọn những con có đôi mắt sáng to, có thần khí, và cảnh giác nhạy bén, màu sắc mắt phải tươi, da mắt mỏng, con ngươi nhỏ, khoen mắt là vệt lông nhỏ màu trắng kéo dài ra sau ót giống mày con ngài. Cái tên chim hoạ mi cũng căn cứ cái mày ngài trắng này mà đặt ra.

Đánh giá tướng mắt còn phải quan sát kỹ mặt nhãn cầu của chim. Chung quanh con ngươi có một loạt màu, tuỳ từng con, ta thấy có màu vàng, hồng, lam, xanh, trắng xám… gọi là nhãn đế sắc. Nếu quan sát kỹ hơn, ta thấy trong nhãn đế sắc còn có những chấm nho nhỏ khác nằm ròi rạc (cũng xuất hiện chung quanh con ngươi) tiếng trong nghề gọi là xa nhãn.

Xa nhãn thường có 4 loại sau đây:

Kim xa nhãn: những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu vàng.

Thiết xa nhãn: những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu xanh ửng đen như màu sắt nguội.

Ngân xa nhãn: những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu trắng sáng.

Huy xa nhãn: những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu tro lợt

Nói chung, màu đáy mắt của chim họa mi phải là màu đậm mới tốt.

Khi chọn mua chim họa mi nên đến gần lồng dùng ngón trỏ nhẹ nhàng làm dấu chữ thập, hoặc vẽ hình vòng tròn một hai lần để xem phản ứng con chim nhốt trong lồng ra sao. Nếu đó là chim nuôi chưa thuộc thì phản ứng của nó là nhảy lung tung trong lồng tìm lối thoát thân. Còn chim thuần thuộc thì nó cứ đứng yên trên cần đậu, đôi mắt và chiếc đầu của nó di chuyển theo hướng ngón tay “vẽ bùa” của mình, chứng tỏ chim có cá tính mạnh, tự tin và phản xạ nhạy bén.

Đầu: nên chọn chim có ngạnh để có được độ gan, lông đầu mỏng hoa đầu đậm dày để là chim có tuổi rừng

Mỏ: Mỏ chim phải thẳng, mỏ có gờ cạnh mới tốt.

Ngực: Ngực chim cần lớn bằng phẳng.

Lưng: Lưng qui thì tốt tức là có mái vòm gồ lên, nhìn từ ngang và từ thẳng chính diện để thấy rõ.

Lông: Lông mỏng tơi, không được chọn lông dày.

Lồng nuôi họa mi:

Nên dùng lồng tre không dùng lồng sắt vì chim thường tung lồng va chạm.

Thức ăn cho họa mi

Thức ăn cho họa mi cần phải là thức ăn dễ tiêu hóa. Nói không với thức ăn tổng hợp như cám gà con vì trong cám gà con rất nhiều sắt và một ít chất bảo quản cộng với thuốc tăng trưởng nó làm rối cho vòng đời của con chim ngắn lại. Tiếp đó là cám gà con rất dễ mốc, gây triệu chứng tiêu chảy cho họa mi. Nhiều người thường dùng cám gà con rồi bổ sung trứng, các chất khác nhưng điều đó là không hiệu quả, gây tác dụng không tốt. Cám tốt cần là nguyên liệu thô vitamin A, A13, D3, và axit phosphoric, canxi, kali, natri. Khi chim mộc hoặc khi đang cho ăn cám gà con thì hàm lượng sắt quá nhiều ngấm vào làm giảm tính chiến đấu và giọng hót của chim đáng kể ở mùa sau.

Chăm họa mi trong mùa thay lông

Hoạ mi nuôi trong lồng con thay lông sớm , con thay muộn, con thay sớm thường thì từ tháng 7 âm lịch là bắt đầu thay, con muộn thì cuối năm. Họa mi thuộc (thuần) thì thay lông sớm và ổn định hơn họa mi mộc (bổi). cach phan biet chim hoa mi trong mai

Hoạ mi sắp thay lông thì lông bắt đầu xơ xác, quăn và nhiều con còn có cảm giác như lông cháy, khi duỗi cánh thì các lông cánh có pha màu lá chuối khô, khi đó chúng ta cần phải chăm chim cẩn thận hơn (có người thì lại ngược lại – khi chim thay lông xong mới chăm tốt, làm như thế con chim sẽ lâu nổi và thay lông sẽ lâu và không đều).

Về thức ăn thường thì các bạn nuôi hoạ mi hót bằng cám cò trứng hoặc ngô trứng, ta chỉ cần cho chim ăn cám theo tỷ lệ 3 – 4 lòng đỏ trứng gà/100g cám cò (hoặc ngô). Tăng cường mồi tươi châu chấu hay dế.

Nên tập cho hoạ mi ăn mồi tưới, nếu con nào không ăn thì hôm nào rảnh rỗi bạn tháo cóng đựng cám ra và cho vào lồng ít mồi tươi, chim sẽ phải ăn, nhớ lắp lại cóng đựng cám. Không nên cho chim hoạ mi ăn sâu qui vì chim sẽ bị bó lông và lông khi thay sẽ bị quăn, về lồng trại ta nên phủ áo lồng vào một chút, để chim nơi tĩnh và mát, có độ ẩm càng tốt, tốỉ cho đi ngủ sớm và phủ kín áo lồng. Cho chim tắm thường xuyên nhưng đừng dọn lồng nhiều (1 tuần trở lên hẵng dọn).

Thuần dưỡng chim họa mi hót

Trong số các loài chim cảnh, họa mi được ví là “nghệ sĩ của rừng xanh” bởi giọng hót lanh lảnh, luyến láy, lên bổng xuống trầm tựa hồ tiếng suối reo, gió thổi vi vu. Không những thế, họa mi còn là những đấu sĩ không khoan nhượng khi lâm trận. Tính cách của chim họa mi cũng khác biệt so với nhiều loại chim rừng khác, đó là sự cao sang, cầu kỳ, trau chuốt. Bởi thế, việc thuần hóa chim họa mi không hề đơn giản. Xét một cách tổng quát, chim họa mi thuộc loại ương ngạnh, khó tính, khó thuần.

Chúng ta sẽ bắt đầu từ khái niệm “chim mộc”. Người chơi chim sử dụng từ “mộc” để nói về những con chim vừa bắt từ rừng về. Đặc điểm cơ bản nhất của chim trong thời kỳ này là sự hoảng sợ, nhút nhát. Nuôi chim trong thời kỳ này rất vất vả, khó khăn bởi chúng chưa quen với cuộc sống trong lồng. Mỗi khi thấy bóng người là mỗi lần bay nhảy loạn xạ, đâm đầu vào các nan lồng dẫn tối rách đầu, chảy máu, gãy đuôi… Có con chim thậm chí còn nhất quyết không chịu ăn dẫn tới tử vong. Nếu bạn không phải là người nuôi chim có nhiều kinh nghiệm thì không nên chọn mua và nuôi chim họa mi trong thời kỳ này. Tốt nhất là nên mua những con chim tương đối thuần, đã biết ăn cám và cất tiếng hót trong lồng.

Để thuần hóa chim mộc, những người buôn bán chim hoặc nuôi nhiều chim thường có một cái “lồng cũi”, cái lồng này được chia làm nhiều ngăn nhỏ với khoảng không chỉ vừa đủ để chim xoay người. Mỗi ngăn có hai cóng nhỏ để nước và thức ăn. Mục đích của việc dùng lồng cũi là hạn chế cho chim bay nhảy loạn xạ, bước đầu tạo thói quen “đứng cầu”, ăn cám. Tất nhiên thời gian đầu, người chủ còn cho chim ăn cả các loại côn trùng hoặc thức ăn tự nhiên quen thuộc với cuộc sống hoang dã của nó nữa.

Khi chim đã bắt đầu biết ăn cám, biết hót khi nghe thấy những thanh âm của đồng loại cũng là lúc người chủ quan sát và nhận biết được giá trị của từng con. Họ đưa chim ra ở “lồng nuôi”. Thông thường, chúng ta mua chim khi chim ở giai đoạn này.

Ở thời kỳ này, chim vẫn bay nhảy loạn xạ khi thấy bóng người, có con vẫn rách đầu chảy máu như thường nhưng bù lại chúng đã biết ăn cám, đứng cầu và hót trong lồng. Kinh nghiệm phổ biến nhất cho việc nuôi chim trong thời kỳ này là phủ áo lồng và treo chim ở nơi yên tĩnh hạn chế tiếp xúc với con người. Tùy theo tính cách của từng con chim bạn có thể để hé lồng ít hay nhiều. Bạn nên có một con chim mái tương đối thuần để “ốp” chim trống làm cho chim trống bót hoảng sợ và sớm thích nghi với cuộc sống trong lồng. Cách “ốp đực” không có gì là phức tạp cả. Bạn treo chim mái ở cạnh chim trống, mở hé lồng để chim trống nhìn thấy chim mái. Nếu con chim mái của bạn thuộc loại hay, chim trống sẽ nhanh thuần hơn.

Không giống như nhiều loại chim khác, chim họa mi rất hiếu thắng vì vậy bạn không nên để những con chim trống “chưa thuần” ở gần những con chim “thuần”. Nếu như bạn nuôi khướu, việc treo hai con chim trống ở gần nhau đem lại hiệu quả tích cực là chúng có thể học tập giọng hót cũng như phản xạ của nhau thì việc treo hai chim họa mi đực ở gần nhau lại đem đến những kết quả tiêu cực.

Là giống chim hiếu thắng xuất phát từ bản năng tranh giành chim mái, hơn nữa trong tự nhiên, họa mi thường sống đơn lẻ trên những “lãnh địa” riêng nên nó sẽ không chấp nhận sự có mặt của kẻ “phá đám”; họa mi đực thuần sẽ có hành động “dằn mặt” con chim mới khiến cho nó thêm hoảng sợ. Mỗi lần mở mỏ định hót là mỗi lần chim thuần lớn tiếng đe dọa, cảnh cáo. Vĩ vậy chú chim mới mang về còn lâu mới dám thể hiện giọng ca của mình.

Có thể nói chăm sóc chim “chưa thuần” là giai đoạn vất vả nhất trong quá trình thuần hóa chim họa mi. Nếu như ở thời kỳ “mộc”, người chủ chỉ việc tiếp nước và thức ăn cho chim trong lồng cũi thì ở giai đoạn “chưa thuần” bạn phải tập cho chim những thói quen và phản xạ cần thiết khi sống trong lồng. Bạn nên cố gắng thực hiện những công việc chăm sóc chim một cách đều đặn và cổ định vào mỗi giờ trong ngày, chẳng hạn sáng mở áo lồng vào một giờ cố định, sau đó treo chim ở một chỗ cố định, tiếp thức ăn, nước uống vào một giờ cố định… để tạo cho chim có những “phản xạ có điều kiện” phù hợp với cuộc sống trong lồng.

Khi chim mới đưa vào lồng nuôi, do chưa quen tiếp xúc với con người nên bạn phải để hai cóng đựng thức ăn đầy cho chim ăn dần trong ba bốn ngày. Tất nhiên lồng chim của bạn lúc này rất “nặng mùi” và không còn cách nào khác là phải “sống chung” với thứ mùi mới mẻ này. Giải pháp tối ưu là bạn nên treo chim tránh xa những nơi sinh hoạt thường nhật của gia đình.

Cùng với thời gian, tùy theo tính cách của con chim dạn hay ít dạn người hơn, bạn hé dần áo lồng cho chim làm quen với môi trường xung quanh. Bạn cũng nên tăng dần cường độ tiếp xúc với chim bằng cách tiếp thức ăn hàng ngày, cho chim ăn mồi sống, thay nước, tắm cho chim… Và nếu có thể, hãy luôn cho chim trông được “ốp mái”. Nhưng vào ban ngày, bạn nên treo tách chim trống và chim mái ra để chim trống khi nghe thấy tiếng chim mái gọi, sẽ luyện tập giọng hót của mình.

Một điều cũng hết sức quan trọng khi chăm sóc chim là lúc nào cũng phải dịu dàng, nhẹ nhàng và âu yếm chú chim. Chưa có khoa học nào chứng minh về thái độ chăm sóc chim ảnh hưởng như thế nào tới mức độ thuần của chim nhưng khi bạn treo chim, hạ chim, phủ áo lồng cho chim, cho chim ăn, thay nước uống, tắm cho chim… bằng sự dịu dàng, nhẹ nhàng, âu yếm, hiệu quả thuần hóa chim sẽ cao hơn rất nhiều với một thái độ dửng dưng, một khuôn mặt dữ tợn hay những hành động mạnh bạo.

Tóm lại việc châm sóc và thuần hóa chim hoạ mi rất vất vả đòi hỏi người chơi phải có sự kiên nhẫn, tỉ mỉ.

Nhưng nếu bạn thực sự có tình yêu với loài chim này, bạn sẽ vượt qua tất cả khó khăn và khi chú chim của bạn cất cao tiếng hót, trổ tài, khoe sắc bạn sẽ thấy hạnh phúc vô cùng.

Thuần dưỡng chim họa mi đá

Chơi chim họa mi đá lý thú nhưng rất cầu kỳ. Để có được một con chim “máu chiến”, người chơi phải tuyển lựa từ khi chim còn non, phải trông tướng chim, từ đầu, mặt, đôi mắt, móng chân, màu lông, đến tìm hiểu nguồn gốc sinh trưởng, tập quán của chim.

Họa mi có ánh mắt màu vằng nhạt, hơi tối hoặc mắt xanh, mí dày; chân hình cành đào, móng ngắn; mỏ “sẻ” hoặc búp đa, gốc mỏ to, thẳng, dày và ngắn; đuôi cân đối; đầu to bự; lông ngắn là lý tưởng.

Việc nuôi chim rất cẩn thận, như việc cho ăn, tưởng đơn giản song khá phức tạp. Nếu không cẩn trọng, khi cho chim ăn cào cào, châu chấu mà giữ nguyên chân thì vuốt sắc ở chân có thể làm xước cổ họng loài chim này.

Muốn chim sung sức, ngoài nguồn thức ăn “tươi sống trên, người nuôi phải cho chim ăn gạo rang trộn lòng đỏ trứng gà, nước uống phải là nước mưa. Hàng ngày còn cho chúng tắm nắng, tắm nước để không sinh rận và giúp chim khỏe hơn.

Ngay từ nhỏ, họa mi đá được cho ở lồng cao để bay, nhảy giúp chân, móng khỏe khoắn. Một tuần trước khi vào sới, chim được chuyển sang lồng thấp, phủ áo lồng yên tĩnh. Tất cả những việc đó đều nhằm “luyện võ” cho chim trước khi vào trận.

Để có một con chim họa mi luôn sẵn sàng xung trận thì phải có một con mái hay.

Chim mái rất quan trọng, khi nó đã kết đôi sẽ khéo léo cổ vũ con trống của mình. Chim mái biết quan sát, đánh giá lực lượng giữa hai bên, biết cầm trịch cho con trống đánh và nghỉ đúng lúc, biết hót “chỉ đạo”, động viên, tiếp thêm sức mạnh cho con trống hay “xùy, gõ”, con trống lao vào tấn công, đánh thắng đối phương.

Tập luyện cho chú họa mi đá trước khi ra trận: Giống như một vận động viên, một đô vật hay một võ sĩ, trước khi ra trận họa mi đá cần được tập dượt một cách bài bản, đúng cách. Việc tập luyện giúp cho họa mi sung sức khi vào trận, đồng thời cũng giúp chủ nuôi đánh giá đúng mức tình hình sức khỏe của họa mi mà mình chuẩn bị đưa vào trận.

+ Sử dụng lồng phóng: Mục đích của việc sử dụng lồng phóng là tạo sức bền cho chim. Tuy nhiên, không phải con họa mi nào cũng có thể áp dụng việc sử dụng lồng phóng. Muốn ra nhảy lồng phóng, chim tương đối ổn định, thể lực thật khỏe (khi nhảy lồng phóng chỉ nhún chân và lắc đuôi chứ không sử dụng cánh; nếu còn dùng cánh thì chưa cho ra lồng phóng). Nếu thấy chim khỏe mạnh, giọng hót vang, lông lên tuyết, lông bụng không bị xỉa (lông ôm sát bụng), tắm không bị ướt lông thì có thể cho nhảy lồng phóng được.

Lồng phóng nên đặt ở chỗ thoáng, có ánh sáng mặt trời, yên tĩnh, ít người qua lại, để chim thích thì nhảy chứ không ép chim nhảy.

Người nuôi có thể trực tiếp bắt chim từ lồng chiến qua lồng phóng hoặc ghép cửa lồng phóng vào cửa lồng chiến cho hai lồng thông sang nhau. Để mồi, nước, cám ở bên lồng phóng. Cách này tạo thói quen sang lồng cho con chim rất tốít, nhưng phải cẩn thận vì dễ bị sổng chim (không may có người chạm vào; cần có dây néo hai lồng vào nhau hoặc để lồng ở sân chơi riêng). Mỗi ngày chỉ cho nhảy theo thời gian tùy vào kích thước lồng phóng. Trong quá trình cho chim “tự luyện tập” nếu quan sát thấy lông chim khi tắm bị ướt thì không cho nhảy lồng phóng nữa.

Trong thời gian cho chim tập ở lồng phóng cần chú ý tới việc chăm sóc chim. Cho chúng ăn loại cám dễ tiêu, sáng và trưa cho ăn thêm châu chấu (khoảng 3 – 5 con/1 bữa). Quan sát thấy phân chim trắng, khô, bộ lông bóng mượt ốp sát người là chim khá khỏe mạnh.

+ Sử dụng lồng chạy đất: Lồng chạy đặt giúp chim tiếp đất và ăn những viên cát sỏi mà nó thích, rất tốt cho tiêu hoá. Có thể cho chim vào lồng chạy đất hàng ngày để chim tắm, ăn mồi tươi và phơi nắng.

Đặc biệt chú ý: Khi chuyển từ lồng chiến sang lồng chạy đất rất dễ sổng chim. Vi vậy cần phải thật cẩn thận. Lồng chạy đất phải được đặt ở nơi thoáng mát, có ánh sáng mặt tròi. Chủ chim phải túc trực liên tục trong thời gian cho cho chim tắm, ăn mồi tươi. Phải đảm bảo rằng không một nào (hoặc trẻ con) có thể vào khu vực cho chim ăn nếu không rất dễ làm chim hoảng sợ hoặc có thể sổng mất rất đáng tiếc.

Mỗi ngày cho chim ra lồng chạy đất khoảng 1 tiếng, rồi cho chim trở lại lồng chiến, không nên để chim phơi nắng quá lâu.

Tìm hiểu về thú chơi họa mi đá

Thú chơi họa mi đá bắt đầu từ các vùng sơn cước, miền trung du và được tiến công vào cung ở thời Lý, bởi tiếng hót tuyệt vời và sức chiến đấu đến một mất một còn của chim họa mi.

Thú chơi này ngày càng được nâng cấp, nhiều bài bản hơn và trở thành một nghệ thuật tinh tế. Dần dà người ta còn soạn thảo ra những luật lệ riêng về phép chơi hoạ mi đá – nào là cuộc đấu phải ra sao, lồng nuôi như thế nào cùng hàng loạt quy định về xem tướng chim, cách vỗ béo chim, quy cách của từng loại lồng, nào lồng nuôi, lồng đá, lồng phóng.

Bắt đầu vào trận, hai người chơi từ từ đặt lồng chim vào sỏi. Bốn lồng chim đặt sát nhau. Lồng chim đực đặt cạnh lồng chim mái. Áo phủ lồng được mở. Chim mái cất tiếng lảnh lót cổ vũ cho chim trông. Hai đối thủ bắt đầu sốt ruột, búng cánh liên hồi.

Khi giám khảo ra lệnh tháo cũi. Vách ngăn bằng gỗ nhẹ nhàng biến mất. Hai đấu sĩ vừa nhìn thấy nhau đã muốn giở võ. Cửa lồng của hai đối thủ áp sát nhau, được ngăn cách bởi một cửa nhỏ gọi là cửa công để hai đối thủ vào được lãnh thổ của nhau mà chỉ có thể “giáp lá cà” ở nơi hai chiếc lồng giáp nhau. Thông thường, để giành được vinh quang, mỗi đấu sĩ có thân hình nhỏ chưa đầy nắm xôi phải chiến đấu giáp lá cà từ 10 đến 30 phút liên tục không nghỉ. Góp phần đưa các “người hùng”‘ đến danh hiệu vô địch chính là những ‘”bóng hồng” luôn ở sát bên cổ vũ các đấu sĩ.

Được biết, trước khi thi đấu, chim đá được chăm sóc đặc biệt với thức ăn nhiều chất đạm, được chuyển sang ở lồng cao để bay nhảy tập thể dục cho chân cẳng khỏe khoắn. Sau đó chim được chuyển sang lồng thấp, phủ áo lồng yên tĩnh khoảng một tuần trước khi vào sới.

Phòng trị bệnh chọ họa mi

Bệnh khàn giọng

Khi họa mi bị khàn giọng nên tìm 1 con càng cuống cắt khúc cho chim ăn hoặc lấy ngọn trúc nấu nước cho chim uống từ từ 2 – 3 ngày chim sẽ khỏi.

Bệnh rút chân

Cách 1: Lấy 3 muỗng canh muối pha với 125ml nước khuấy đều cho ra một hỗn hợp nước muối đậm đặc đổ vào máng tắm chim, bạn chỉ đổ nước muối trên cao khoảng 1,5cm, cho chim nhúng 2 bàn chân vào rồi lại sang chim từ lồng tắm qua lồng nuôi, đem phơi nắng nhẹ khoảng 5 phút đến 8 phút cho nước muối thấm vào bàn chân của chim, sau đó lại cho chim qua lồng tắm để chim tắm nước bình thường rồi lại đem đi phơi nắng nhẹ khoảng 5 phút đến 8 phút (tùy nắng có gắt hay không mà tăng hay giảm thời gian như trên).

Cách 2: Bắt chim ra, lấy thuốc rượu ngũ gia bì xoa trực tiếp vào cả 2 chân của chim vì chân không đau cũng sẽ bị mỏi.

Khi bắt chim ra ta sẽ thăm khám xem chân chim bị tổn thương như thế nào để đưa ra cách điều trị tối ưu nhất.