Thịnh Hành 5/2024 # Tiêu Chuẩn Chọn Chim Họa Mi Nuôi Đá # Top 8 Yêu Thích

Trên nguyên tắc, Họa Mi nuôi đá không đòi hỏi phải có vóc dáng đẹp và điệu bộ tốt, như Họa Mi nuôi hót. Cái tài mà người nuôi cần ở nó là tài đấu đá với những đòn, những thế tuyệt trần.

Thế nhưng con Họa Mi nuôi đá cũng cần để treo mà nhìn ngắm cho sướng mắt chứ vì vậy, phần vóc dáng và điệu bộ cũng được nhiều người chú ý đến. Riêng phần giọng hót thì người ta không cần xét đến, vì chim nuôi đấu hót được chừng nào hay chừng ấy! Nó cần dồn sức lực cho việc đấu đá…

Trong khi thi đá, Ban giám khảo cũng chỉ chú trọng đến tài đấu đá của chim mà chấm điểm cao thấp; còn giọng hót, vóc dáng và điệu bộ dù xuất sắc đến đâu…thì cũng không có bản điều lệ thi nào đề cập đến cả!

Con Họa Mi có tài đấu đá, thể hiện qua phân vóc dáng của nó một cách rõ nét về sự mạnh mẽ của thể xác và sự hung hãn của cá tính mà con Họa Mi nuôi hót không có được.

Sự mạnh mẽ của thể xác: Nhìn tổng quát ta dễ thấy con chim cỏ vóc dáng mỗi con chim. Từ đầu đến móng chân nỏ, nơi nào cũng toát ra sự mạnh mẽ, sự rắn chắc, hình như định mệnh đã an bài cho nó là sinh ra đẻ mà đấu đá nên mới có một thân hình như vậy.

Chọn một con Họa Mi nuôi đá không phải là chuyện dễ, vì tuyển chọn như cách . Nghĩa là phải xem xét kỹ từng hộ phận một trên thân thể của nó để coi có thực sự đúng chuẩn để đá hay không, sau đó còn phải “xồ” nhiều lần để coi đòn, thế có đặc sắc hay không mới tính đến chuyện tuyển chọn, và sau đó là việc tập luyện…

Đừng nên dễ dãi nghĩ rằng con chim nào to xác lại có thể lực mạnh là có thể dùng làm chim đá được. Và cũng đừng nên xem thường đến việc huấn luyện cho chim có đủ tài nghề để thi đá… Tất cả còn là những khó khăn ở phía trước…

Một con Họa Mi nuôi đá, ngoài việc có thể lực tốt, còn phải hội đủ những điều kiện sau đây:

Chọn đầu Chim phải có loại đầu bằng như đầu con rắn (đầu xà). Loại chim này lì đòn, ít khi chịu thua hoảng.

-Chọn mắt: Mắt chim phải màu xanh mới tốt. Đây là loại chim dữ, khó tìm. Nếu mắt méo hình hột dưa là chim đang căng lửa, sung sức có thể đem đá được. Những chim mắt màu đồng, màu thau cũng tốt, nhưng không quí bằng loại mắt màu xanh.

-Chọn mỏ: Mỏ chim phải vừa to, vừa dài lại vừa dầy mới tốt. Mỏ phải thẳng và hàm bạnh. Nên nhớ mỏ là lợi khí vô cùng hữu hiệu trong việc căn, mô, day rứt, cũng như nhổ lông và xé da thịt của đối thủ. Do đó, với mắt quan sát thôi không chưa đủ, mà cần phải dùng tay để thử sức xem cái mỏ của chim lợi hại đến mức nào mới tính đến việc tuyển chọn. Với chim dữ, khi bắt được nó có thể ta không giữ được lâu trong bàn tay, vì không thể chịu đựng được lâu những cú mổ điếng hồn của nó.

-Chọn chân: Đôi chân chim phải to, cao, cứng cáp, lóng liền lặn, không bị tật bệnh. Bàn chân chim cũng phải to, các ngón khỏe không bị vặn vẹo, như thế mới giúp chim đứng vững. Vây chân là màu trắng hay màu vàng mới là chim tốt. Chân Họa Mi đá có màu đen lem, hay màu nâu là chim dở, ít người chọn nuôi (nuôi hót thì được).

Nên nhớ, bàn chân chim kết hợp với bộ ngón và móng tạo thành một “bộ khóa” vô cùng lợi hại khi đấu đá. Bộ khóa này dùng để khóa chặt chân đối phương, hoặc bóp cổ, hay khóa mỏ khiến kẻ thù như heo bỏ rọ không còn cách gì xoay trỏ được, đừng nói chi là chống trả! Vì vậy, chọn chân là việc nên thận trọng tối đa, cũng như cách chọn mỏ vậy, phải thực sự ưng ý mới được.

-Chọn móng: Móng phải có hình dáng như cái vuốt cọp. Người trong nghề gọi đó là móng hổ. Móng không cần dài, chỉ cần độ cong vừa phải, bén và đủ sức mạnh để bấu chặt những gì trên thân thể đối thủ mà nó vớ được.

-Chọn đuôi: Đuôi chim Họa Mi đá phải vừa dài, vừa dày. Với chim đá, đuôi không phải là thứ để trang trí, mà là điểm tựa cần thiêt của chim giúp chim chống chỏi để thân mình khỏi ngã, và giúp thế đứng vững mà đấu đá dễ dàng.

-Chọn lông: Chim Họa Mi đá phải móng lồng mới tốt. Chim như vậy có nội lực mạnh và mau sung sức.

-Chọn mí mắt: Chim có mí mắt dày đặn là chim lì đòn, có nội lực mạnh mẽ ẩn chứa bên trong. Chim có mí mắt lời ra là loại chim nhát như cáy, chưa đấu đá lâu đã thua cuộc. Còn mí mắt lõm sân có triệu chứng bệnh hoạn hoặc suy.

-Sự mạnh mẽ của cá tính: vì là con chim nhà võ nên cá tính con Họa Mi đá rất hung bạo, nó không cỏ dáng vẻ hiền từ như chim hót. Ngay những cú nhảy trong lồng cũng mạnh mẽ, đôi khi làm chao đảo cả cóng thức ăn nước uống.

-Tính sân si. Khi treo lòng gần chim lạ, cử chỉ của chim trở nên hung hãn, như muốn chồm qua “ăn tươi nuốt sống” ngay.

-Cắn bồ lồng: Chim thường cắn mép bố lồng liên tục đôi khi vừa cắn vừa hay lên khiến bố lòng nhiều khi bị gấp đôi lại.

-Cắn lông đuôi: Sự sung sức quá độ khiến cho chim như phát cuồng lên, nó hết cắn bó lồng lại quay ra sau cắn lông đuôi, khiến đuôi bị tưa ra trông xấu xí.

Như vậy, chọn một con Họa Mi nuôi đá không phải là chuyện dễ dàng gì, cần phải có sự cân nhắc tỉ mỉ, sự lựa chọn kỹ càng từng hộ phận trên một cơ thể của chim để xem có đạt đúng tiêu chuẩn mà một con chim đá có hội đủ hay không. Nếu chỉ căn cứ vào sự sung sức không thôi mà xét đoán, e rằng phiến diện, mà còn phải dừng cặp mắt nhà nghề để đánh giá từ phần đầu đến phần chân… để xem có thật đúng là con chim này thuộc dạng để đá hay không rồi mới nuôi. Tốt hơn hết là đem chim ra xổ thử một đôi lần với vài chim khác nhau để xem đòn, thế nó xuất ra bí hiểm đến mức nào về việc này, càng thận trọng trong việc chọn lựa chừng nào càng có lợi cho mình chừng nấy…