Thịnh Hành 5/2024 # Cành Bánh Tẻ Là Gì, Cách Trồng Và Ứng Dụng Thực Tế # Top 8 Yêu Thích

Những loại cây như bông giấy, bông hồng, dạ lý hương, lồng đèn (fuchsia), v.v… rất dễ nhân giống bằng cách giâm cành. Để giâm cành chúng ta cần một số vật liệu như sau:

Cho chất trồng (Perlite hoặc đất mịn) vào ly-chậu, tưới đẫm. Xong cắm cành giâm vào ly, chậu rồi dùng nắp hoặc bao nylong bịt chậu lại và để vào chỗ không có nắng trực tiếp.

Muốn biết chắc hơn, bạn lấy tay kéo nhẹ đoạn giâm, nếu nó không lên một cách dễ dàng thì chắc chắn là nó đã có rễ. Chờ thêm một thời gian khi thấy ở các mắt lá (đã bị cắt) nảy tược non, bạn có thể mở dần bao nylong ra để cây quen với không khí bên ngoài một thời gian trước khi trồng vào chậu.

Giâm cành là một phương pháp nhân giống vô tính, giúp tạo ra quần thể đồng đều, giữ được các đặc tính của cây mẹ, năng suất nhân giống cao, chất lượng và tính chống chịu ổn. Phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật và chi phí cao hơn so với các phương pháp khác. Bù lại, có thể nhân được giống các cây thuần chủng Bourbon, Typica, Mokka, v.v… vốn có giá trị kinh tế cao hơn các giống cà phê khác như Robusta hay Catimor.

Chọn khu vực nhân giống

Khu vực nhân giống được chia làm 4 phần chính:

Vườn trồng cây mẹ để cung cấp lượng cành bánh tẻ thường xuyên.

Khu đất để cắm hom.

Khu chăm sóc hom lúc mới mọc rễ.

Khu chăm sóc cây non đến lúc chuyển ra vườn.

Các khu vực này nên ở vùng bằng phẳng, gần nguồn nước để tiện việc tưới tiêu.

Vườn cung cấp cành bánh tẻ

Phương pháp giâm cành cần một lượng cành bánh tẻ lớn, nên tốt nhất cần dành riêng một khu trong vườn để trồng cây mẹ chuyên cung cấp cành bánh tẻ.

Trồng các cây mẹ theo hàng với mật độ cao: 1m giữa 2 hàng. 0.75m giữa 2 cây trong hàng. Nên trồng chung với cây phủ đất (cỏ cúc hoặc cây hàm xì – còn gọi là cây tóp mỡ lá to / cây đậu ma).

Việc bón phân rất cần thiết trong giai đoạn này. Nên bón thường xuyên mỗi 3 – 4 tháng trước mùa mưa hoặc trước khi tưới. Liều lượng bón: 23 – 30g / gốc cây. Phân chủ đạo cho cây mẹ tạo cành bánh tẻ là đạm (Nitơ). Ngoài ra, cũng có thể phun Urê với liều lượng 25g / cây.

Khi cây mẹ đã được 12 – 18 tháng, rọc hết các cành xương cá, uốn cây cong xuống đất bằng cách buộc ngọn cây vào gốc cây tiếp theo trong hàng. Việc này kích thích cành bánh tẻ mọc thẳng. Khi chồi cành mọc thẳng lên, giữ lại khoảng 4 – 5 cành bánh tẻ khoẻ nhất để cành phát triển.

Khi cành bánh tẻ dọc phát triển được khoảng 5 – 6 đọt lá (khoảng 3 – 4 tháng), ta có thể cắt cành bánh tẻ để tạo hom.

Vườn cung cấp cành bánh tẻ tạo ra khoảng 200 hom / m² / năm.

Chuẩn bị và xử lý hom

Việc thu hoạch cành bánh tẻ cần được làm từ sáng sớm. Mọi công đoạn cần phải hoàn tất trước 9 – 10 giờ sáng nhằm đảm bảo điều kiện sống sót cao nhất cho hom.

Thu hoạch cành bánh tẻ

Cành bánh tẻ có thể được thu hoạch liên tục mỗi 3 – 4 tháng, lúc đã có khoảng 5 – 6 đọt lá, tuỳ vào điều kiện khí hậu. Tốc độ phát triển cành bánh tẻ bị giảm vào mùa khô, nên cần tưới thêm nước nếu nhận thấy các dấu hiệu chậm phát triển của cành non.

Cắt cành bánh tẻ vào sáng sớm, trước 8 giờ. Dùng kéo hoặc dao sắc. Cắt 1 nhát 1 cành, tránh nhiều nhát để giảm khả năng nhiễm trùng cành. Cắm cành vào 1 thau nước ngay sau khi cắt và phủ 1 tấm vải ẩm phía trên để giữ ẩm.

Cắt hom phải được làm ngay sau khi thu hoạch cành bánh tẻ.

Cắt ngang bỏ nửa lá.

Cắt sát ngay trên bẹn từng đốt lá ở góc 45° – giúp tránh đọng nước trên vết cắt. Mỗi đốt tạo ra 1 đọt. Loại bỏ đọt trên cùng (đọt quá non) và đọt dưới cùng (đọt quá già).

Cắt dọc thân đọt, mỗi đọt tạo thành 2 hom.

Ngay sau khi cắt, đặt hom giữa 2 lớp vải ẩm để giữ nước. Lưu ý: dùng dao bén. Tốt nhất nên dùng lưỡi lam hoặc dao rạch giấy.

Giâm hom xuống đất.

Cắm hom thẳng xuống đất, để cuống lá vứa chạm đất. Mật độ giâm hom: 4.5cm x 5cm hoặc 5cm x 5cm (400 – 500 hom / m²).

Duy trì độ ẩm tối ưu là rất quan trọng trong giai đoạn này. Độ ẩm tương đối trong khuươm luôn cần ở mức 100%, với nhiệt độ trung bình từ 25 – 30°C. Cần tưới thường xuyên, nhưng chỉ tưới phun để giữ độ ẩm cần thiết.

Sau 20 ngày, các vết cắt bắt đầu phục hồi và sau khoảng 2.5 tháng, các rễ đầu tiên bắt đầu mọc. Thông thường, hom sẽ mọt rễ đầy đủ sau 6 – 8 tuần, và có thể được dời ra khu chăm sóc cây non cho đến lúc được chuyển ra vườn trồng. Tỉ lệ thành công ở gian đoạn này là khoảng 60% – 80%, tuỳ vào giống và điều kiện thời tiết.

Đất giâm hom

Đất giâm hom phải sạch, có thể tẩy trùng bằng vôi và độ pH trong khoảng 5.5 – 6.0. Tỉ lệ pha đất:

20% đất tầng canh tác.

60% đất hữu cơ.

20% đất cát thông nước.

Nếu dùng túi bầu, dùng túi đen, dày khoảng 0.05mm để chắn UV. Nếu thời gian chăm sóc hom trong bầu là 8 tháng, dùng túi 10.5cm x 25cm. Nếu thời gian dài hơn 8 tháng, dùng túi 10.5cm x 30cm.

Di chuyển hom đã mọc rễ

Khi rễ hom đã phát triển, tưới phun nhẹ để làm ẩm đất, giúp việc nhổ hom dễ hơn.

Nhổ hom: Khi nhổ hom lên, tỉa bớt rễ các rễ hút, chỉ giữ lại rễ hút thẳng nhất và khoẻ nhất. Bảo quản hom giữa 2 miếng vải ẩm. Không ngâm hom chung trong nước để tránh lây lan bệnh.

Gieo hom vào khu chăm sóc: Cắm 1 lỗ tam giác vào đất bằng 1 cây cọc nhọn. Đầu tiên đặt hom trũng sâu vào đáy lỗ rồi rút nhẹ lên để rễ được kẻo thẳng. Sau đó, ép đất hai bên thành làm kín lỗ.

Thời gian nhân giống bằng gieo cành của Robusta (tham khảo):