Đề Xuất 5/2024 # Mùa Sinh Sản Của Chim Sơn Ca # Top 2 Yêu Thích

So với nhiểu giống chim hót khác, thì sự hiểu biết về đời sống của chim Sơn Ca ra sao vẫn còn có sự hạn chế đối với một số ít nghệ nhân, dù họ đã có nhiều kinh nghiệm trons nghề nuôi chim lâu năm, tất nhiên đối với người mới vào nghề thì đa số lại càng cảm thấy giống chim nổi tiếng có giọng hót thật hay nầy lại còn nhiều điều khó hiểu đối với họ hơn.

Chính vì lẽ đó nên từ lâu, nhiều người muôn nuôi chim Sơn Ca để thường thức tiếng hót của nó, nhưng do không hiểu nhiều về giống chim nầy nên mới ngần ngại chưa nuôi.

Có ai ngờ con chim mỗi khi cất tiếng hót thì thích tung mình bay lên tận trời cao, vừa bay vừa hót khiến âm thanh theo gió lan lỏa khắp một vùng trời, mà cuộc sống của nó lại quá giản dị, bình thường như Đa Đa, Cút rừng chỉ chui rúc, trốn lủi trong bờ trong bụi mà thôi.

Thông thường hễ khi nghe nói đên “Sơn thì ai cũng đêu liên tưởng đến núi cao vời vợi, chứ ai đâu ngờ con chim mang tên là Sơn Ca lại chỉ sống ở mặt đất, tìm kiếm sâu bọ dưới đất, hoặc trên những bụi cây cỏ thấp mà ăn!

Giống chim nầy không hề biết tìm mồi ở trên cây, dù là tầng thấp như Chích Chòe Đất. Nó cũng không có thói quen tìm cành cây mà đậu, dù chỉ trong thoáng chốc nghỉ ngơi hoặc nghỉ qua đêm. Ngay cả việc làm tổ đẻ trong mùa sinh sản, Sơn Ca cũng chọn những hố đất, những chỗ lõm tự nhiên ở mặt đất như lỗ chân trâu chẳng hạn để xây tổ, chứ không biết làm tổ ở trên cây như đa số các giống chim rừng khác! Cách sống của giống chim quí đó quả thật là giản dị quá chừng, ít ai có thể tưởng tượng ra nỗi.

Được biết, hàng năm mùa sinh sản của chim Sơn Ca bắt đầu từ tháng hai Âm lịch, và kéo dài đến bôn năm tháng sau mới châm dứt. Tại miền Bắc, từ tháng ba đến tháng tám Âm lịch là mùa sinh sản của Sơn Ca. Nghĩa là muôn nuôi Sơn Ca con, thì cuối mùa xuân ta có thể tìm tổ mà bắt, hoặc ra chợ chim để mua…

Như vậy, mùa sinh sản của Sơn Ca cũng trùng với mùa sinh sản của Chích Chòe Than, và sớm han một thài gian ngắn đối với nhiều giống chim hót rừng khác.

Sơn Ca không sống thành bầy đàn, không sống tập trung một chỗ, một vùng, mà cũng không thích theo cách cát cứ mỗi cặp riêng lẻ một noi. Đến mùa sinh sản, chúng thường rủ nhau tụ tập ở chung với nhau trong một khu nương rẫy hay một cánh đồng cỏ yên tĩnh nào đó, rồi mạnh dạn cặp nào cặp đó tìm nơi vừa ý để làm tổ. Tất nhiên là mồi cặp có một tổ riêng, không cặp nào quan tâm đến cặp nào, thế nhưng chúng cũng không có óc hùng cứ một lãnh địa riêng cho mình như nhiều giống chim rừng khác. Chim trống chỉ biết canh phòng trong phạm vi chim mái làm tổ. Ngoài khu vực nhỏ hẹp đó là phần đất của những cặp chim khác, chứ chúng không đấu đá tranh giành nhau. Ngay các giống chim khác thường dùng giọng hót cùa mình để làm lợi khí sắc bén đe dọa kẻ thù, thì Sơn Cu lại không hề sử dụng thứ vũ khí lợi hại trời cho đó.

Sơn Ca làm tổ rất đơn sơ và làm ngay trên mặt đất. Đó là điều ít người ngờ tới.

Đến mùa sinh sản chúng thường kéo về một vùng đất yên tĩnh và khô ráo, tốt nhất là những cánh đồng cỏ, hoặc nơi có nhiều bờ bụi lúp xúp hay những trảng tranh để làm tổ. Ngay ở những vùng sâu trùng, bị nước ngập đe dọa. Sơn Ca cũng biết tìm những gò đất cao ráo, hay các bờ đê, bờ mẫu để làm tổ đẻ. Dọc các bờ biển, trên những động cát có những bụi bờ dứa dại, người ta cũng bắt gặp Sơn Ca làm tổ ở trên đó.

Chúng khôn ngoan chọn những chỗ đất bị trũng sâu xuống độ năm mười phân như miệng chén, miệng tô, thậm chí đó là 15 chân trâu khi đi lún sâu xuống chẳng hạn để làm điểm tựa cho tổ được chắc chắn khỏi bị gió cuốn bay đi! Tổ được kết bằng cỏ khô, rác rên, rom rạ mục, hay những mầu nhỏ cành cây khô mục. Có nhiều trường hợp do chọn không ra những hố đất lún sẵn, chim phải làm tổ “nổi” trên mặt đất bằng, nhưng khôn khéo làm tổ lọt vào giữa những bụi cỏ, hoặc dựa vào một bụi cỏ lớn để nhờ bụi cỏ nầy che chắn gió giùm. Trong trường hợp tìm không ra bụi cỏ nào chắc chắn, Sơn Ca biết tha về những bụi cỏ hay những đoạn cành mục tương đối lớn với sức nhìn của nó để tận chung quanh tổ cho chắc chắn, tránh bị mưa to gió lớn cuốn phăng tổ đi!

Với cách làm tổ trên mặt đất nầy, dù tìm được đất có hố sẵn đi nữa, thì tổ Sơn Ca cũng quá thô sơ, không tạo được sự an toàn nên khiến ai nhìn thấy cùng… lo ngại dùm cho chúng. Có những chiếc tổ được làm rất khéo léo, công phu, nhưng cũng có nhiều tổ làm rất sơ sài tưởng chừng như không đủ sức bền để chịu đựng nỗi đến lứa chim con ra đời. Nhưng chuyện đời “trời sinh trời dưỡng”, chúng vẫn có cách để duy trì và phát triển nòi giống…

Trong mùa sinh sản, kéo dài khoảng bốn, năm tháng, mỗi cặp Sơn Ca có thể đẻ được vài ba lứa con, và mỗi lứa được bốn năm trứng, hy vọng được vài ba chim con. Tuy nhiên, số lượng chim sống sót được sau mùa sinh sản không được nhiều bằng các giống chim rừng khác! Đó là điều rất dễ hiểu nếu quí vị có dịp quan sát được tận mắt tổ của chúng làm sơ sài trên mặt đất, thì có thể đoán được những bất trác mà dòng giống chúng phải hứng chịu.

Kẻ thù của giống chim quá nhỏ nầy rất nhiều. Một sô lớn trứng và chim Sơn Ca non là mồi ngon của Cò, Vạc, Chuột đồng, các loại chim lớn ăn thịt như Quạ, Diều, và các loài bò sát như Trăn, Rắn, Kỳ Đà, Rắn đó là chưa nói đến một kẻ thù nguy hiểm nhất là… con người!

Đến mùa sinh sản của Sơn Ca, nhiều người cố tìm đến nơi chúng làm tổ để bắt chim con về nuôi hoặc bán. Với dân săn chuyên nghiệp thì việc nầy tương đối dễ dàng. Họ chỉ cần đến những nơi chim kéo về làm tổ mùa trước là hy vọng trúng mùa vì giống chim thường có thói quen như vậy. Chỉ khi nào mùa sinh sản trước chúng bị “bố ráp” tàn khốc thì năm sau mới chịu tạm bỏ chỗ cũ để tìm vùng đất mới để làm tổ mà thôi. Dù chim kéo về vùng đất lạ làm tổ, thì giới săn bắt chuyên môn họ cũng có cách phát giác ra được, miễn là trước đó chịu khó theo dõi một thời gian.

Nhưng, với dân mới tập tễnh vào nghề thì đây là chuyện thiên nan vạn nan, chứ không phải dễ dàng gì Ngay việc phát giác nơi Sơn Ca thường có mặt, cũng chưa chắc dễ dàng tìm được tổ của chúng…

Nhiều người đứng trước một cánh đồng cỏ, hay một vạt nương rẫy, nhiều lần xác định được chỗ chim Sơn Ca bay lên đáp xuống, nhưng khi lại gần thì không cách nào tìm ra tổ của chúng! Với người chưa kinh nghiệm thì dù tìm kiếm theo cách nay hàng trăm lần, kết quả cũng chỉ tay trắng mà thôi.

Tại sao lại có chuyện đó? Bởi giống chim Sơn Ca rất khôn, nó biết che giấu nơi đặt tổ của nó một cách ranh mãnh trước mọi kẻ thù, trong đó có kẻ thù nguy hiểm và đáng sọ nhất là con người. Muốn bay lên trời con chim phải bí mật rời tổ rồi khôn ngoan luồn lách qua các bụi cỏ một quãng xa rồi mới cất cánh bay lên. Khi đáp xuống, nó cũng khôn ngoan đáp xa tổ một khoảng độ mươi lăm thước, roi từ đó nhắm hướng tổ luồn lách trong cỏ mà lủi về! Vì vậy, tìm tổ chim ở địa điểm xuất phát bay lên hay nơi hạ cánh xuống là sai! Vậy nếu không xác định được hướng tổ ở đâu mà đến, thì ta chỉ còn cách tỏa ra tìm một chu vi vòng tròn với bán kính từ hẹp đến rộng mươi lăm thước may ra mới gặp nơi Sơn Ca đáp xuống, hoặc bay lên.

Đó là chưa nói chim con nở được mươi ngày tuổi đã khôn ngoan, chúng biết cảnh giác trước mọi kẻ thù. Khi có biến động, dù chạy chưa vững, chim con cũng bươn bả theo cha mẹ lủi vào bụi bờ tìm chỗ ẩn núp. Do đó, bắt được chim con cũng không phải là việc dễ dàng gì…Vẫn biết chim Sơn Ca con rất quí, bán được giá cao nhưng từ trước đến nay hình như chưa một ai có nghĩ nuôi chim Sơn Ca cho sinh sản tại lồng. Trở ngại lớn nhất là do giống Sơn Ca quá nhát, chuồng nuôi chim sinh sản chắc chắn phải lập ở nơi cách xa nhà ở, phải thật sự yên tĩnh mới đem lại kết quả tối. Thử hỏi như vậy thì còn vui thú gì và liệu kết quả thu gặt được có bù nổi với chi phí bỏ ra không? Cũng có một số nghệ nhân nuôi chim tin rằng nếu chim con sinh sản trong lồng liên tiếp vài thế hệ, hy vọng đời cháu chắt của nó sẽ bớt nhát hơn, dễ thuần thuộc hơn. Chúng tôi không hy vọng thu được kết quả nầy, vì bằng chứng trước mắt cho thấy: Sơn Ca con trong thời gian đút mồi thì dạn với chủ, nhưng sau thời gian đó chúng lại trở nên nhát, chứ không như Chích Chòe Than, Lửa hoặc các giống chim rừng khác, đã nuôi từ lúc nhỏ thì lớn lên trở nên dạn dĩ, thận chí còn nuôi thả được trong nhà, trong vườn như các loại gia cầm khác… Nhưng Sơn Ca thì không thể làm như vậy, với những chim cảnh nuôi được ba bốn mùa trở lên, chúng có phần dạn hơn, có thể cho tay vào lồng bắt ra tắm nước được dễ dàng.