Phổ Biến 5/2024 # Lầu Ông Hoàng Nơi Lưu Dấu Cuộc Tình Của Thi Nhân Hàn Mặc Tử # Top 6 Yêu Thích

” Đường lên dốc đá, nửa đêm trăng tà nhớ câu chuyện xưa, Lầu ông Hoàng đó, thuở nào chân Hàn Mặc Tử đã qua. Ánh trăng treo nghiêng nghiêng, bờ cát dài thêm hoang vắng. Tiếng chim kêu đau thương, như nức nở dưới trời sương. Lá rơi rơi đâu đây, sao cứ ngỡ bướcchân người, tìm về giữa đêm buồn.”Lầu Ông Hoàng là một di tích văn hóa lịch sử, một địa điểm tham quan không thể thiếu với khách du lịch đến Bình Thuận ngày nay. Là một trong 5 ngọn đồi đẹp nhắt ở Bà Nài thuộc phường Phú Hài, thành phố biển Phan Thiết, địa danh Lầu ông Hoàng bao gồm một quần thể đồi núi, sông biển, chùa tháp tạo thành khu danh lam thắng cảnh nổi bật lên với ngọn núi Cố cao cao và 4 ngọn đồi nhấp nhô sát dải bờ biển.Về tên gọi “Ông Hoàng” chỉ những người giàu sang, quý tộc theo cách gọi nôm na, dân dã của người dân miệt này, ý chỉ những “ông Hoàng, bà Chúa” sang trọng, chứ hoàn toàn không phải tên chủ nhân của tòa biệt thự Lầu cao tên là Hoàng hay họ Hoàng. Kể cả khi được vua Bảo Đại mua lại sau này, thì tên Lầu Ông Hoàng cũng đã có từ trước. Rất nhiều người đã nhầm lẫn điều này, cũng như nhầm lẫn về tháp canh, bót đồn Tây còn trơ trọi ngày nay trên đồi mà cứ ngỡ đó là Lầu ông Hoàng. Sự thật, Lầu Ông Hoàng là một biệt thự đứng trên đồi cao, do ông hoàng người Pháp tên là Ferdinand dOrléans, là Công tước De Montpensier, cháu nội vua Louis-Philippe 1 của Pháp khởi công xây dựng vào ngày 21/2/1911 . Chuyện kể lại, khoảng cuối năm 1910 đầu năm 1911, Công tước De Montpensier qua Việt Nam đi du lịch và săn bắn. Nhận thấy phong cảnh tại những ngọn đồi xung quanh khu vực Phan Thiết rất hữu tình, nằm trên cao lộng gió, lại nhìn ra biển xanh, đồi cát, đã khiến ông nảy ra ý định mua mảnh đất đồi Bà Nài, có khuôn viên rộng 5,74 ha, diện tích xây dựng biệt thự là 536 m2.Khu biệt thự này nằm cách Tháp Chàm Pôshanư khoảng 100m về hướng Nam, sử dụng làm nơi nghỉ ngơi, vui thú săn bắn, tắm biển của Công tước De Montpensier trong các kỳ săn bắn và du lịch sau này. Thời thuộc địa do người Pháp cai quản, nên nguyện vọng của ông hoàng này đã rất nhanh chóng được nhà cầm quyền Pháp ở Bình Thuận là Công sứ Garnier đồng ý bán quả đồi Bà Nài . . .Đây là biệt thự đẹp xây dựng theo kiến trúc Pháp đặt tên là Nid dAigle (Tổ Chim ưng) , đầy đủ tiện nghi một khách sạn, nhà nghỉ cao ấp, hiện đại phù hợp thời tiết, khí hậu ven biển Thái Bình Dương mà người Pháp xây dựng tại các quốc gia thuộc địa. Móng nền được đúc bằng đá hộc xanh, nền cao tới 2 thước, lót gạch bông láng bóng, dưới thềm là bồn chứa nước mưa rất lớn. Nóc biệt thứ được lợp bằng những phiến đá màu xanh, mùa hè dù có nóng nực đến đâu nhưng bên trong vẫn mát lạnh. Nội thất các phòng ngủ được bày trí rất sang trọng, đầy đủ tiện nghi, trần có quạt máy, giường ngủ nệm lò xo có gắn gù đồng, salon, tranh vẽ, các loại đèn treo, đèn để bàn, bàn ghế bằng gỗ quí theo phong cách Âu châu đều được mang từ Pháp, Ý sang. Phía trước biệt thự là một sân rộng trong nhiều loại hoa, cây cảnh, cây bóng mát, ghế đá. Từ đường cái quan (đường ra Đá Ông Địa, rừng dừa Rạng và Mũi Né ngay nay), rẽ phải dẫn vào biệt thự là một con đường được rãi đá uốn quanh theo sườn đồi, ngang qua Tháp Chàm Pôshanư ngày nay. . . Tổng kinh phí đầu tư khoảng 82.000 đồng tiền Đông Dương lúc bây giờ. Khi xây xong, biệt thự được xem là công trình hiện đại nhắt của Bình Thuận lúc bấy giờ. Tên gọi Lầu Ông Hoàng xuất phát từ cách gọi của người dân trước sự sang trọng của người Pháp cư ngụ ở đây. Lầu Ông Hoàng có một vị trí đẹp, cao 105m so với mặt nước biển, nằm ở trung tâm Phan Thiết, rất thuận tiện cho việc đi lại, nghỉ ngơi và có sự bảo vệ rất cẩn mật của người Pháp. Tháng 7/1917, Công tước De Montpensier bán lại biệt thự cho một chủ khách sạn người Pháp tên là Prasetts. Sau khi đã có Lầu Ông Hoàng, còn có một người Pháp tên Bell đã xây dựng Hotel Ngọc Lâm ở quả đồi bên cạnh để phục vụ người Pháp và người ngoại quốc đến Phan Thiết. Về sau, vua Bảo Đại đã mua lại toàn bộ khu vực đồi Bà Nài, nhưng chưa kịp sử dụng thì thời cuộc đổi thay.Vài chục năm sau, khoảng 1936, thi sĩ Hàn Mặc Tử từ Sài Gòn ra Phan Thiết, với khoảng 2 năm hẹn hò với người tình Mộng Cầm nên từ đó, địa danh này đã để lại nhiều kỷ niệm khiến cho Lầu Ông Hoàng càng có ý nghĩa, thi vị hơn qua câu chuyện tình với giai nhân Mộng Cầm. Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, biệt thự này đã bị tiêu hủy, ngày nay chỉ còn lại nền móng hầm ngầm chứa nước và những ký ức trong người dân Phan Thiết. Tháng 10/1946, Pháp trở lại tái chiếm đất nước ta lần thứ hai, Lầu Ông Hoàng được quân đôi Pháp xây dựng thành một hệ thống đồn bót với nhiều lô cốt, bê tông cốt thép chắc chắn để khống chế khu vực thị xã Phan Thiết.Rạng sáng ngày 14/6/1947, nơi đây đã diễn ra trận đánh ác liệt của một tiểu đội thuộc đơn vị Hoàng Hoa Thám do đồng chí Nguyễn Minh Châu (Tướng Năm Ngà) chỉ huy. Quân ta đã tiêu diệt nhiều tên địch, thu nhiều súng đạn các loại, trong đó có một khẩu đại liên Vitke. một súng trung liên Bren và nhiều chiến lợi phẩm khác. Cũng từ đó, quân dân tỉnh Bình Thuận quen gọi là chiến thắng Lầu Ông Hoàng.Ngày nay, Lầu Ông Hoàng đã trở thành phế tích, phần lớn công trình đã bị mất dấu vết, chỉ còn nền móng. Bót đồn, tháp canh của giặc Pháp ngày xưa là vật chứng mà chúng ta nhìn thấy trên đồi Bà Nài cao cao như một hộp dựng đứng, với nhiều lỗ châu mai còn in dấu chi chít vết đạn bom, hoàn toàn không phải “Lầu Ông Hoàng”, mà là tháp canh đồn Tây.Tiếc rằng, ngành quản lý văn hóa và du lịch của địa phương không có những chi dẫn cụ thể và chính xác nên nhiều người đến đây đều lầm tưởng cụm lô cốt quân sự còn sót lại. Cách Tháp Pôshanư về hướng Nam khoảng 100m chính là lâu đài của Công tước De Monpensier. Và người đời thì cứ tưởng lô cốt bót canh là Lầu Ông Hoàng – nơi thi nhân Hàn Mặc Tử cùng giai nhân Mộng Cầm ngồi ngắm trăng thuở xưa.“Mộng hay thực” về cuộc tình Hàn Mặc Tử với Mộng CầmHơn 70 năm trôi qua kể từ ngày thi nhân bất hạnh Hàn Mặc Tử qua đời ở tuổi 28 bởi căn bệnh phong quái ác tại Quy Nhơn, câu chuyện tình “thực hay mơ” của Hàn Mặc Tử với Mộng Cầm luôn được các nhà báo, nhà văn khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau. Cũng có thể vì lời đồn đại lưu truyền: năm xưa lên Lầu Ông Hoàng ngắm trăng, xung quanh là nghĩa địa, bãi tha ma nên khi trú mưa, do mả đất người mới chôn xuất hiệu ma trơi (lân tinh) như sao rơi khiến Hàn Mặc Tử bị nhiễm mà phát bệnh cùi… Người xưa từng có câu nói nổi tiếng: “Cọp Khánh Hòa, ma Bình Thuận”, chuyện ma ở đất Bình Thuận đến nay vẫn nhiều vô số kể. Hơn nữa, ngày nay khách du lịch lên đồi Bà Nài sẽ nhìn thấy khu nghĩa địa bên trái Tháp Chăm, chủ yếu bằng mả đất, sau này thời Mỹ và sau giải phóng mới có mả xây gạch đá, vôi vữa. Nhưng ngày xưa, tìm đâu ra một ngôi mộ xây cất hoành tráng có thể trú mưa?Vô hình chung “người tình” nữ sĩ Mộng Cầm trở thành một nguyên nhân gây nên điều bất hạnh cho Hàn thi sĩ dù không hữu ý. Sau đó, vì muốn bảo vệ cuộc sống riêng tư và hạnh phúc riêng của mình, nên bà đã trả lời trên một tờ báo sau ngày Hàn Mặc Tử mất 20 năm (1961) về câu chuyện ngày xưa, đã gây nên một làn sóng phản đối trên thi đàn, văn đàn kể cả những bạn thơ và những người thân hữu nhất. Suốt một thời gian khá dài sau ngày giải phóng đất nước, căn cứ theo sách báo để lại mà người đời thêu dệt lên vô vàn chuyện thực hư về “nàng thơ” của Hàn Mặc Tử, mặc dù trong số những người viết, họ chưa bao giờ gặp bà Mộng Cầm. Nghi án trên văn đàn ngày trước không chỉ có một thi nhân ẩn danh tên T.T.K.H mà còn thêm một nghi án: Mộng Cầm có phải là người yêu của Hàn Mặc Tử hay không?Hết ở Phan Thiết, bà vào sống với con ở Sài Gòn, bà rất ít tiếp xúc người bên ngoài nhất là những nhà báo, hay ai đó hỏi chuyện cũ, bà trả lời đại khái, chung chung . . . Dễ có mấy thế hệ yêu thơ Hàn Mặc Tử, yêu luôn cả nàng thơ Mộng Cầm với giai thoại rất đẹp vì sự hiện diện về Mộng Cầm, về Nghệ, về Lầu trăng, Lầu Ông Hoàng trong thơ ông để lại đời sau. Cuối cùng thì bà cũng đã mang theo bí mật qua thế giới bên kia vào 21h30 ngày 23/7/2007, thọ 91 tuổi.Có một buổi sáng, ở khu vực Bình Phú, Quận 6, TP Hồ Chí Minh, ngồi trong quán cà phê “Mộng Cầm” của họa sĩ Đại-con trai của bà Mộng Cầm, tôi bắt gặp những bức tranh ghép từ đá, từ chén sành rất đẹp về Lầu Ông Hoàng, lầu Nước của Phan Thiết – quê hương nữ sĩ, làm cho không gian nơi này dường như ấm cúng hơn, đẹp hơn cho những ai yêu Phan Thiết với câu chuyện tình bất hủ. Nhưng hình như câu chuyện về mẹ anh, không phải là điều anh muốn kể. Chuyện ngày xưa là chuyện ngày xưa. . .Bà Mộng Cầm tên thật là Huỳnh Thị Nghệ, sinh vào tháng 5/1917, gốc gác người Nghệ An, quê quán ở vùng Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Theo các tài liệu để lại, thì Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm quen biết nhau qua thơ văn. Đó là khoảng năm 1934, khi Hàn Mặc Tử rời Quy Nhơn vào Sài Gòn phụ trách trang văn chương cho các tờ “Trong khuê phòng, “Công Luận”, “Sài Gòn”.Thỉnh thoảng, Hàn Mặc Tử có nhận được những bài thơ ký tên là Mộng Cầm từ Phan Thiết gửi vào. Thư đi tin lại, rồi hẹn hò, lãng mạn để rồi một ngày cuối tuần năm 1936, chàng đi tàu lửa ra Phan Thiết tìm nàng. Mộng Cầm là cháu gọi thi sĩ Bích Khê bằng cậu, nhân vậy mà sau này mới có tình bạn thắm thiết giữa Bích Khê và Hàn Mặc Tử. Trong bài phỏng vấn đăng trên tạp chí Phổ thông số 63, ra ngày 15/8/1961, bà Mộng Cầm đã cho rằng chuyện tình cảm giữa mình và Hàn Mặc Tử “chỉ lả mối tình văn thơ”. Bà xác nhận, có đi chơi trên Lầu Ông Hoàng với Hàn Mặc Tử gặp một trận mưa lớn, hai người vào nấp mưa ở một nghĩa địa. Ngày nay, nguyên nhân bệnh phong (củi, hủi) y học hiện đại đã chứng minh Mộng Cầm là vô can.Bà kể tiếp: “Về đến Phan Thiết, tôi đưa Hàn Mặc Tử đến trường Hồng Đức, cậu Bích Khê tôi dạy ở đó. Ở đó suốt buổi sáng chủ nhật, chiều anh đáp chuyến tàu suốt về Sài Gòn. Sau ngày ấy, cậu tôi bảo tôi ra dạy ở trường Hồng Đức, do vậy mà Hàn Mặc Tử ra vào thường xuyên. Thứ bảy nào anh cũng có mặt ở Phan Thiết, chiều Chủ Nhật lại vào Sài Gòn trong hai năm 1934- 1935 và vài tháng đầu năm 1936 trước khi Hàn Mặc Tử ra Huế thăm người trong mộng Hoàng Cúc – “Đây Thôn Vỹ Dạ” rồi lâm bệnh quay vào Quy Nhơn chữa trị đến khi trút hơi thở sau cùng.Trong một dịp thứ Bảy đi chơi Lầu Ông Hoàng, anh đã thổ lộ mối tình với tôi. Tôi có trả lời anh: “Chắc là không thể đi đến chỗ trăm năm được, tôi nói trước để anh đừng hy vọng”. Anh hỏi lý do, tôi viện lẽ gia đình anh theo đạo Công giáo, nhà tôi theo đạo Phật... Tuy vậy chúng tôi vẫn giao thiệp thân mật một hai năm như thế. Trong thời gian này, có nhiều lần Hàn Mặc Tử năn nỉ tôi dẫn về Quảng Ngãi thăm nhà, và trong nhiều bức thư anh có đề cập đến vấn đề hôn nhân. Tôi vẫn trả lời thư, nhưng luôn tìm cách từ chối”.Nhà văn Trần Thanh Mại, bạn thân của Hàn Mặc Tử trong cuốn sách “Hàn Mặc Tử” xuất bản năm 1942 : “Ấy là câu chuyện một đôi trai tài gái sắc yêu nhau, câu chuyện muôn đời ấy mà! Người con trai là Hàn Mặc Tử, người con gái, ta cứ theo nhà thi sĩ mà gọi là Mộng Cầm đi, mặc cái tên thực của họ. Hai bên đã thề nguyện cùng nhau những lời mà ta hiểu là thiết tha đằm thắm lắm. Thường thường thì họ hay gặp nhau ở hai tỉnh: Qui Nhơn và Phan Thiết. Họ đưa nhau đi chơi bờ biển, họ đi viếng các danh lam thắng cảnh, nhất là Lầu Ông Hoàng. Rồi họ xa nhau. Họ nhớ nhau, và tặng ảnh cho nhau. Họ coi như một cặp vợ chồng chưa cưới”.Những ngày dài nằm chữa bệnh, Hàn Mặc Tử đã sáng tác nhiều bài thơ đau đớn đầy nước mắt và mối tình này như : ” Muôn năm sầu thảm” đã kêu tên nàng một cách thảm thiết : “Nghệ hỡi Nghệ muôn năm sầu thảm/ Nhớ thương còn một nắm xương thôi”. Bài “Phan Thiết Phan Thiết”, nhắc kỷ niệm xưa về Lầu Ông Hoàng :“Ta lang thang tìm tới chồn lầu TrăngLầu Ông Hoàng, người thiên hạ đồn vangNơi đã khóc, đã yêu thương da diếtÔi trời ơi! là Phan Thiết! Phan Thiết!Mà tang thương còn lại mảnh trăng rơi”.Đã có gần 80 năm trôi qua, nhưng thời gian vẫn không xoá nhòa được những vẻ đẹp rực rỡ của hình bóng giai nhân, của “nàng thơ” kiều diễm ám ảnh cả cuộc đời nhà thơ trẻ bất hạnh:“Lệ Kiều ơi! Em còn giữ ý thơTrong đôi mắt mùa thu trong leo lẻoỞ xa xôi lặng nhìn anh khô héoBên kia trời hãy chụp cả hồn anh. “Cha của Mộng Cầm là Thị độc học sĩ Huỳnh Quang Long không gặp thời trên con đường hoạn lộ, nên suốt mười mấy năm nhận một chức quan rất nhỏ, hết Quảng Ngãi đày ra Nghệ An rồi Thanh Hóa, Quảng Bình và mất năm 1926. Gia đình bà Nghệ phải theo mẹ về Quảng Ngãi một thời gian rồi lên tàu vào Phan Thiết sống nhờ gia đình người cậu ruột là thi sĩ Bích Khê. Huỳnh Thị Nghệ biết làm thơ từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường Ecole Plein Exerna Phan Thiết. Năm cô lên 16 tuổi, đã có thơ đăng ớ báo Công Luận và báo Sài Gòn với bút hiệu Mộng Cầm như bài “Vịnh Lầu Ông Hoàng”:Nước nước non non một cõi nàyLâu đài ai dựng tháp ai xây.Sương dầm nắng dãi lờ gan đáGió dập mưa dồn tủi phận cây.Tuồng thế tang thương bao lớp sóngCuộc đời thành bại mấy chòm mâyĐường lên cõi phúc tìm đâu thấyThấy cảnh đau lòng khách tình say.Bà kể lại, khoảng một tháng sau khi bài thơ được đăng, bà nhận được một bức thư gửi từ Sài Gòn của một người không quen biết, nhưng lại chứa đựng những tình cảm dạt dào khiến bà vừa mừng, vừa lâng lâng cảm giác. Bà đâu biết rằng, đó chính là những dòng chữ vướng nợ thi nhân như một thứ định mệnh của cuộc đời bà với một mối tình đầu. Thư đi, thư lại càng khiến bà tò mò thêm về anh chàng mang tên Lệ Thanh, Phong Trần, Hàn Mặc Tử. Thờ gian trôi qua, Mộng Cầm chờ kết quả thi Primaire nên theo người cậu làm công việc phát thuốc, chăm sóc bệnh nhân ở một trạm xá ngoài Mũi Né. Tình cờ một lần, Mộng Cầm đọc tờ báo Sài Gòn của một bệnh nhân đem đến có dòng nhắn tin: “Mộng Cầm em ở đâu, cho tôi biết địa chỉ – Hàn Mặc Tử”. Suốt đêm, Mộng Cầm trằn trọc suy nghĩ không ngủ được. Cuối cùng con tim đã mách bảo bà viết thư cho Hàn Mặc Tử. Đúng một tuần lễ sau, Hàn Mặc Tử đi xe lửa ra Phan Thiết. Từ Phan Thiết, đón ghe chèo ra Mũi Né tìm bà.Bà đã kể lại: “Nghe báo có khách ở Sài Gòn đến tìm, dù đoán chắc chắn là anh ấy nhưng khi cầm tấm thiếp tôi không khỏi lặng người xúc động. Trên người vẫn khoác chiếc áo choàng trắng của bệnh viện, tôi băng vội qua mấy gian nhà. Ngưởi thanh niên đạng đứng đợi dưới mái hiên, dáng người dong dỏng cao, bận bộ đồ tuýt-xo com-lê trắng, hoàn toàn khác với hình dung của tôi. Anh không táo tợn như tôi nghĩ. Anh chỉ nhỏ thẹ hỏi: “Cầm đấy ư? Tôi đi ghe suốt từ tối đến giờ mới tới “. Cá hai chúng tôi đều lúng túng, không ai nới với ai câu nào, mãi cho đến khi cậu tôi mời vào phòng khách tiếp chuyện”. Mộng Cầm làm thơ rất hay, trong bài thơ “Chan chứa” có nhắc nhiều đến những kỷ niệm của “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy”, mà bà ví là “xuân mỗi tuần” khi xin phép cậu lên ga Phan Thiết cuối tuần đón Hàn Mặc Tử từ Sài Gòn ra thăm. Bà viết tâm sự trong bài thơ “chan chứa” thay lời kết cuộc tình:“Nếu anh đếm được những vì sao/ Thì hiểu em yêu đến bậc nào/ Tinh tú trên trởi không đếm được/ Tình yêu càng với lại càng cao.Cá năm chỉ có một lần xuân/ Nhưng với lòng em xuân mỗi tuần/ Thơ thẩn tâm hồn hoa nở nhụy/ Cạn dòng tám sự được bao lần./ Em cứ tưởng rằng anh với em/ Như hlnh với bóng dưới màn đêm/ Hoàng hôn đã khóc niềm chung thuỷ/ Đau đớn tình anh khăng khít thêm.Cho nên không thể nói không yêu/ Mà nói rằng yêu, yêu rất nhiều/ Trời đất ngập tràn thơ vĩnh biệt/ Lòng em chan chứả biết bao nhiêu.”

Nam Yên – Báo Pháp luật và Cuộc sống số 2+3+4 tháng 1-2012