Thịnh Hành 5/2024 # Thái Lan: Hàng Chục Nghìn Người Biểu Tình Bất Chấp Lệnh Cấm # Top 8 Yêu Thích

Những người biểu tình hò reo và hô vang một cách ôn hòa. Cuối cùng, họ giải tán vài giờ sau giờ giới nghiêm mới từ 6 giờ tối.

Đám đông kêu gọi thả tự do cho ít nhất 20 nhà hoạt động bị bắt vào thứ Năm trong một cuộc đàn áp và truy quét của cảnh sát.

Nhiều người giơ cao ba ngón tay – một biểu tượng của phong trào biểu tình.

Những cuộc biểu tình đầu tiên của phong trào phản đối nổi ra tuần này – trong khi Vua Maha Vajiralongkorn đang ở Thái Lan – đã làm tăng đáng kể tính khẩn cấp của phong trào. Nhà vua, người hiện dành phần lớn thời gian ở nước ngoài, đã trở về từ Đức trong vài tuần nay.

Vào sáng thứ Năm, chính phủ đã ban bố sắc lệnh khẩn cấp cấp tụ tập đông người, và bắt khoảng 20 nhà hoạt động, đưa tổng số bị bắt lên khoảng 40.

Một số nhà lãnh đạo biểu tình chủ chốt nằm trong số những người bị bắt, bao gồm luật sư nhân quyền Anon Nampa, nhà hoạt động phong trào sinh viên Parit Chiwarak – người được biết đến nhiều với biệt danh “Penguin” – và Panusaya Sithijirawattanakul.

Phong trào phản đối mà họ dẫn dắt bắt đầu bằng việc kêu gọi Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức. Ông là một cựu tư lệnh quân đội đã chiếm quyền trong cuộc đảo chính năm 2014 và được bổ nhiệm làm thủ tướng sau cuộc bầu cử gây tranh cãi năm ngoái. Cuộc biểu tình đã mở rộng từ đó để kêu gọi kiềm chế quyền hạn của nhà vua.

Những lời kêu gọi cải cách hoàng gia đặc biệt nhạy cảm ở Thái Lan, nơi những lời chỉ trích đối với chế độ quân chủ có thể bị trừng phạt bằng các bản án tù nặng nề.

‘Chúng tôi sẽ chiến đấu cho đến chết’

Các cuộc biểu tình kéo dài nhiều tháng, dẫn đến sắc lệnh khẩn cấp được ban hành hôm thứ Năm, biểu trưng cho những thách thức chính nhiều năm qua trong việc thiết lập đất nước Thái Lan, quốc gia chịu sự chi phối của quân đội và hoàng gia. Hôm thứ Tư, những người biểu tình đã chế nhạo và giơ ba ngón tay chào khi một đoàn xe chở nữ hoàng đi qua Bangkok.

Chính phủ dẫn việc đoàn biểu tình đối đầu với đoàn xe hoàng gia là một trong những lý do ban hành sắc lệnh khẩn cấp. Nhưng những người biểu tình đã phớt lờ các quy định mới vào chiều thứ Năm để tụ tập cả hàng nghìn người một lần nữa.

Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

“Giống như những con chó bị dồn vào chân tường, chúng ta chiến đấu cho đến chết”, Panupong “Mike Rayong” Jadnok, một trong những nhà lãnh đạo biểu tình nổi tiếng hiện vẫn tự do, nói với đám đông. “Chúng ta sẽ không lùi bước. Chúng ta sẽ không bỏ chạy. Chúng ta sẽ không đi đâu cả.”

Cảnh sát kêu gọi đám đông giải tán, cuối cùng đặt giờ giới nghiêm lúc 18 giờ. Phát ngôn viên cảnh sát Kissana Phathanacharoen cho biết: “Những người đến đây biết rằng có lệnh cấm tụ tập công khai từ 5 người trở lên. “Chúng tôi sẽ thực hiện từng bước một.”

Jonathan Head của BBC News phân tích

Rất ít người ở Thái Lan sẽ ngạc nhiên trước việc bắt giữ các nhà lãnh đạo biểu tình chủ chốt và những hạn chế khắt khe hơn đối với quyền tự do hội họp và ngôn luận. Một số người thậm chí có thể cảm thấy nhẹ nhõm vì cuộc biểu tình không kết thúc bằng máu đổ, như thường thấy trước đây trong các cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan.

Sự phản ứng dữ dội đã không xảy đến. Một chính phủ đang vật lộn dưới sức nặng của nhiều thách thức, từ tình hình kinh tế tồi tệ đến hàng loạt vụ bê bối, có vẻ lưỡng lự trong việc mạo hiểm để kích động thêm sự tức giận của công chúng.

Nhưng sự bền gan của các cuộc biểu tình quy mô lớn, nơi những người biểu tình chế nhạo thể chế hoàng gia, là điều không thể dung thứ được lâu, đặc biệt là khi nhà vua đã trở về Thái Lan để ở lại lâu dài.

Nhưng những gì đã được nói về chế độ quân chủ không thể rút lại. Một điều cấm kỵ đã bị phá vỡ. Mọi người ở mọi lứa tuổi, từ mọi miền của đất nước, ngoại trừ những người theo chủ nghĩa bảo hoàng cứng nhắc, giờ đây đồng tình với các thủ lĩnh sinh viên rằng chế độ quân chủ là mục tiêu hợp lý để chỉ trích trong bất kỳ cuộc đại tu thể chế nào của Thái Lan. Chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi chúng ta lại chứng kiến các cuộc biểu tình tương tự.

Phong trào biểu tình bắt đầu thế nào?

Lệnh này được đưa ra sau cuộc bầu cử vào tháng Ba năm ngoái – cuộc bầu cử đầu tiên kể từ khi quân đội nắm quyền vào năm 2014 và là cơ hội bỏ phiếu đầu tiên của nhiều người trẻ và những cử tri bỏ phiếu lần đầu. Cuộc bầu cử được coi là cơ hội để thay đổi sau nhiều năm cầm quyền của quân đội.

Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Wanchalearm Satsaksit, người sống lưu vong ở Campuchia từ năm 2014, được cho là đã bị bắt trên đường phố và tống lên xe. Những người biểu tình cáo buộc nhà nước Thái Lan dàn dựng cuộc bắt cóc – cảnh sát và các quan chức chính phủ phủ nhận cáo buộc này.

Trong những tháng gần đây, những người biểu tình phản đối quyết định của nhà vua khi tuyên bố tài sản của Hoàng gia là tài sản cá nhân ông, khiến ông trở thành người giàu nhất Thái Lan tính đến hiện tại. Cho đến nay, việc này vẫn được tin tưởng dưới danh nghĩa là vì lợi ích của người dân.

Cũng có nhiều nghi vấn về quyết định của nhà vua trong việc nắm quyền chỉ huy đối trực tiếp với tất cả các đơn vị quân đội đóng tại Bangkok – việc tập trung sức mạnh quân sự vào tay hoàng gia chưa từng có tiền lệ trong lịch sử hiện đại Thái Lan.