Đề Xuất 5/2024 # Phòng Bệnh Chữa Bệnh Chim Cảnh # Top 2 Yêu Thích

Nuyên nhân – Phòng bệnh vảy mỏ và khàn giọng cho chim

1. Nguyên nhân vảy mỏ và khàn giọng

Bệnh cảm cúm ở chim cũng như các loại gia cầm khác như gà, vịt… do một loại Virus thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra, với đặc tính biến chủng liên tục (Thay đổi nhanh về hình dáng cũng như khả năng gây bênh), đến nay đã có những nhánh gây bệnh chủ yếu: Clade 1.1, Clade 2.3.2.1 A, Clade 2.3.2.1 B, Clade 2.3.2.1 C. Tất cả chim hoang dã và gia cầm các lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng dễ bùng phát vào mùa đông, xuân.

2. Triệu chứng vảy mỏ và khàn giọng

Chim sốt cao, uống nhiều nước, khó thở, viêm mũi, viêm xoang, chảy nước mắt, nước mũi, ho hen, hắt hơi, vảy mỏ. Nếu chim bị viên đường hô hấp, đặc biệt là viêm hộp minh quản, sẽ dẫn đến dính 2 sợi thanh quản vào hộp minh quản hoặc 2 sợi thanh quản dính nhau thì chim bị khàn giọng. Chim có thể ít ăn, tiêu chảy phân xanh, phân trắng, phân vàng, có thể xuất huyết da chân. Tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ chết cao ở gia cầm. Với chim hoang dã như họa mi của chúng ta tỉ lệ chết thấp hơn vì khả năng đề kháng của chim hoang dã cao hơn nhưng con chim suy nhược, xuống lửa, bỏ hót, có rãi trong suốt nên vảy mỏ liên tục.

3. Phòng bệnh vảy mỏ và khàn giọng cho chim

Hiện nay y học hiện đại của ngành thú y chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh này (kể cả gia cầm), vì vậy chúng ta cần phải làm thật tốt khâu phòng bệnh cho con chim. Không để chim gần gia cầm như gà, vịt, thực hiện tăm nước tắm nắng hàng ngày, không để bệnh từ gia cầm lây lan sang chim. Không treo chim ở nơi có gió lạnh thổi trực tiếp. Ngày nắng nóng không nên để chim trong phòng điều hòa rồi mang ra đột ngột. Tắm nắng cho chim là rất cần thiết nhưng tránh ánh nắng gay gặt buổi trưa và sang chiều. Khi phát hiện chim mắc bệnh cần bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng bằng một trong các sản phẩm sau: B.complex, Vinamix 200. Cũng có thể bắt chim ra đút cho ngày 2 viên Amoxinin chia hai lần sáng, tối. Hoặc mỗi ngày đút cho chim 2 đến 3 gam tỏi sống cắt miếng nhỏ như con dế.

Chú ý : Đây chỉ là cách điều trị tích cực theo phương châm còn nước còn tát nhưng thực tế đã có nhiều trường hợp có tác dụng tốt.

4. Xử lý bệnh vảy mỏ và khàn giọng cho chim

Khi phát hiện một cá thể chim mặc bệnh cần cách ly ngay với những chim khỏe mạnh khác. Vệ sinh chuồng, lồng nuôi thật tốt mỗi ngày. Nếu có chim bị chết, cần thiêu hủy để diệt mầm bệnh, không nhốt chim khỏe mạnh vào lồng có chim mới chết.

Đây là bệnh không có thuốc chữa đặc hiệu nên cần làm thật tốt công tác phòng bệnh! Những nguyên nhân và cách phòng bệnh ở trên các bạn có thể áp dụng cho tất cả loại chim.

►Cách trị yếu chân cho chim thành công 100%

ác loại chim cảnh : Chào mào, Họa Mi, Vành Khuyên, Chích Chòe… Chân bị yếu làm chim bay nhảy khó khăn, đậu khập khiễng. Dẫn đến ủ rủ, xù lông, bỏ ăn và có thể bị chết. chúng tôi xin chia sẻ nguyên nhân và cách trị yếu chân cho chim thành công 100%.

Nguyên nhân chim yếu chân : Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chim bị yếu chân, một số nguyên nhân thường gặp như :

Do thiếu chất, đặc biệt là canxi và vitamin D.

Chim có tuổi lồng từ 6 – 7 mùa thường chân yếu nên khó di chuyển.

Những chú chim già mùa không được cắt móng, lột vảy định kỳ nên móng mọc dài, bốt chân quá dày làm chim bay nhảy khó khăn.

Chim bị yếu chân cũng có trường hợp do trúng gió làm chân co rút.

Chim hoảng sợ nên bay nhảy chạm vào nan lồng, hoặc cầu làm bong gân, chân bị sưng tấy.

Lồng nhốt, cầu mất vệ sinh cũng là nguyên nhân làm chim bị đau chân.

+ Cách 1 : Sử dụng cầu thầu đâu ( sầu đông, cây xoan )

Anh em dùng 3 cây cầu thầu đâu để thay cho 3 cái cầu chim đang đậu. Chọn cành nào ít mắt và có đường kính khoảng 1 cm làm cầu cho chim đậu. Tùy vào lồng đang nuôi là lồng gì mà có cách bố trí cầu cho phù hợp. Lưu ý quan trọng : Không sử dùng cầu gồ ghề, nhiều mắt, chỗ to chỗ nhỏ kẻo trị bệnh yếu chân cho chim xong lại thêm bệnh móng chim bị cong vẹo.

Bố trí xong thì nhốt chú chim bị yếu chân vào, để áo lồng hình chữ V. Treo chim ở những nơi yên tĩnh để chim được nghỉ ngơi và hạn chế bay nhảy.

Nếu có lồng lực thì chúng ta có thể cho chim vào lồng lực 1 thời gian để chim nghỉ ngơi. Trong lồng lực cũng bố trí 2 cầu sầu đâu và để nơi yên tĩnh.

Dùng cây sầu đâu trị yếu chân cho chim

Cây thầu đâu giúp trị bệnh cho chim như yếu chân và đặc biệt trị rận mạt cho chim rất tốt nếu anh em thấy hiện tượng chim hay rỉa lông, chim còi cọc, lông rụng từng vùng không mọc lại nhìn như nấm da. Thì phài kiếm cây sầu đông về làm cầu để trị cho chim.

Trong quá trình điều thị cần phải bổ sung dinh dưỡng cho chim bao gồm vitammin D, vitamin này có từ ánh nắng mặt trời nên hàng ngày nên mang chim treo ở nơi yên tĩnh từ 30 phút – 1 giờ để chim phơi nắng, tốt nhất là nắng ban mai. Chất đặc biệt quan trọng là canxi đây chính là chất giúp phát triển bộ xương cho chim. Chúng ta có thể lấy canxi từ tự nhiên bằng mai mực, vỏ trứng gà xay nhuyễn trộn chung vào cám cho chim ăn. Trong thời gian này cũng cần bổ sung mồi tươi cho chim : Châu chấu non, trứng kiến.

+ Cách 2 : Cho chim ở trên đất, cát để trị yếu chân.

Chào mào và các loại chim cảnh khác trong tự nhiên cũng phải xuống dưới đất để kiếm ăn, đi trên đất và tắm nắng. Vì thế chim yêu chân cũng có thể do nguyên nhân thiếu hơi đất.

Anh em cho đất ẩm hoặc cát vào dưới đáy lồng, nên bỏ vào lồng lực kẻo hỏng bố lồng. Đất, cát vừa ẩm không khô hay ướt quá. Tháo hết cầu ra để chim phải đậu dưới đất và cho cóng nước, thức ăn xuống dưới cho chim ăn.

+ Cách 3 : Thoa dầu, cách này chỉ áp dụng đối với những chú chim mới bị. Và có dấu hiệu ủ rủ, xù lông, bay nhảy không nổi. Thường dấu hiệu này do chim bị trúng gió, chân co rút làm không bay nhảy được.

Chúng ta bắt chú chim ra nặn vào cái cục dầu phía trên phao câu 1 cái, kiểu như chúng ta bị trúng gió cần phải bắt gió đó.

Dùng dầu xanh, dầu phật linh hay dầu gì cũng được và thoa từ phía trên ức xuống phía dưới bụng. Nếu chim bị quá nặng thì chúng ta phải di chuyển cầu sát dưới đáy lồng và đưa nước, cám xuống dưới cho chim ăn. Nếu chim không ăn được thì chúng ta phải đút cho nó ăn kẻo chết. Ngày nên bôi dâu khoảng 2 lần. Qua 2 ngày là chim bắt đầu khỏe rồi đó.

Phòng bệnh yếu chân cho chim : Với các nguyên nhân ở trên có thể anh em cũng đã hiểu cách phòng rồi đó.

– Thường xuyên vệ sinh lồng, cóng, nhất là cầu đậu của chim.

– Phơi nắng để giúp chim hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời.

– Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho chim như trái cây, mồi tươi. Nên định kỳ bổ sung khoáng chất, canxi cho chim để bổ sung các chất còn thiếu trong quá trình nuôi nhốt. Tham khảo : Canxi từ vỏ trứng gà

– Tối nên trùm áo lồng cho chim nghỉ ngơi, treo nơi yên tĩnh và tránh hướng gió lùa.

+ Nguyên nhân chim bám nóc lồng.

Do chim bị hoảng loạn, chúng ta treo chim ở vị trí có người qua lại nhiều. Khi có người chim sợ sẽ bay hoảng loạn, bám nóc lồng. Một thời gian dài sẽ sinh ra tật bám nóc lồng.

Do chúng ta thường xuyên để chim ở dưới đất như là để trong lồng tập lực, để lồng nuôi dưới đất phơi nắng. Khi chim nghe con khác hót sẽ bay nhảy, bám nóc, ngước cổ, tìm đủ kiểu để đấu lại nên phát sinh ra hiện tượng bám nóc.

Treo lồng chim gần nhau, treo con cao con thấp. Con ở dưới thấp sẽ cố gắng bám nóc để đấu với con treo ở phía trên.

Do chim quá căng lửa, bình thường treo vậy không sao. Nhưng hễ nghe chú chim nào hót là sẽ nhảy, bám nóc đủ các kiểu.

Do nhốt chim trong lồng vuông. Đa số những chú chim có tật bám nóc lồng đều ở trong lồng vuông. Tuy nhiên trong lồng tròn vẫn có nhưng ít hơn. Vì lồng vuông mặt nóc lồng phẳng nên chim hay bám nóc hơn so với lồng tròn.

+ Cách trị chim bám nóc lồng : Khi phát hiện thấy chim có hiện tượng bám nóc thì anh em phải tiến hành trị ngay kẻo để lâu quá không trị được. Và cũng tùy theo bị nặng hay nhẹ mà thời gian hết sớm hay muộn. Anh em tham khảo các cách sau.

Nếu chim mới bị nhẹ thì mỗi lần mở áo lồng, anh em không lấy áo lồng ra mà cuốn lại để trên nóc. Chim nhìn thấy áo lồng sẽ không bám nóc lồng nữa.

Vẫn để chim trong lồng cũ. Nhưng chúng ta bố trí thêm miếng giấy carton cứng, hoặc miếng phim X-Quang. Sau đó dán kín phía trong nóc lồng chim, chim sẽ không bám nóc được nữa. Và cứ khoảng 1 tháng chúng ta lại lấy miếng che nóc lồng ra cắt nhỏ đi 1 tí rồi gắn vào lại. Cắt vậy khoảng 5 lần hết miếng đó là chim sẽ hết bám nóc. Cách này dùng cho cả lồng vuông và lồng tròn. Nếu lồng luông thì chỉ để 1 cầu chính ở dưới thôi bảo đảm nhanh hết. Tuy nhiên cách này nhìn hơi mất thẩm mỹ và cũng cần thời gian dài.

Nếu không dùng giấy bìa cứng dán bên trong nóc lồng như trên thì anh em có thể treo vài cái nút áo trên nóc lồng bằng sợi chỉ. Gió thổi nút áo đung đưa, chim sẽ bớt bám nóc lồng. Có nhiều con khi thấy nút áo không dám nhảy lên cầu phụ 1 thời gian đó. Cách này trị cũng hiệu quả, thẩm mỹ hơn cách trên nhưng treo vậy chim bu ở chỗ khác thì phải bố trí rất nhiều nút áo.

Đổi lồng cho chim : Cách này dành cho những chú chim bị nặng. Nếu đang ở lồng vuông thì chuyển sang lồng tròn và bố trí 3 cầu thẳng ( 2 cầu trên song song nhau ). Còn nếu đang ở lồng tròn đã bố trí thêm miếng giấy trên nóc lồng mà vẫn bị hiện tượng đó thì anh em chuyển hẳn chim qua lồng nấm có nóc phía trên nhọn và nhỏ, đảm bảo chim sẽ hết bám nóc.

Trong 4 cách trên thì cách thứ 2 là hiệu quả và đỡ tốn kém nhất. Trị các tật của chào mào phải cần có thời gian chứ không phải ngày 1 ngày 2 được đâu, nên anh em cần phải kiên trì.

+ Cách phòng chào mào bám nóc lồng.

Nếu chim bám nóc do hoảng loạn thì anh em nên treo xa người ra 1 tí và thuần từ từ.

Hạn chế để chim ở dưới đất, cái này sinh tật của chào mào rất nhiều. Nếu lồng lực không treo lên được thì anh em dùng giấy che nóc lồng lực ở 2 đầu cầu.

Treo chim ngang hàng nhau, không treo con thấp con cao. Treo không đúng làm con ở dưới thấp bám nóc để đấu với con trên.

Nếu chim căng lửa quá làm bám nóc lồng thì anh em cần phải thường xuyên mang chào mào đi dợt. Có thời gian thì nên mang đi 1 tuần / 3 lần. Nếu nhà có ít chim thì không nên trùm áo lồng quá nhiều, làm chim bứt rứt cứ nghe chim khác hót là bám nóc, bu lồng, làm đủ kiểu để đấu lại.

Trên là nguyên nhân, cách phòng và trị chim bám nóc lồng. Chúc anh em thành công và chim sẽ nhanh hết tật này. Cảm ơn anh em.

Mùa đông cũng đã đến,đây là thời điểm chú chim rất yếu.Phải chống chọi với nhiệt độ trong khoảng 10 – 25°C,tùy theo vùng miền mà nhiệt độ cao hay thấp.Đây cũng là nhiệt độ lý tưởng để các loại rận mạt,virus sống ký sinh trên chào mào.Nên ngoài việc giữ ấm cho chim,còn phải vệ sinh lồng cóng đồng thời bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho chú chim.Những bệnh của chào mào vào mùa đông thường gặp nhất.

Bệnh này có rất nhiều nguyên nhân,có thể chim mới thay lông xong,do thiếu chất.Thông thường chào mào bị xù lông do thời tiết lạnh kéo dài,chim thiếu nắng.

Để trị chim xù lông thì phơi nắng thường xuyên,vào những ngày có nắng thì nên phơi cho chim khoảng 4 – 5 tiếng ( nắng vào mùa đông khỏi sợ chim bị nóng quá).Vào ban đêm thì tìm nơi nào ấm nhất để treo chim và trùm kín áo lồng lại,vào những ngày giá rét nên gắn thêm bóng đèn tròn công suất khoảng 60 – 75w gắn phía trên chỗ treo chim để sưởi ấm cho cả giàn chim.

Khi chim bị trúng gió độc,treo chim nơi hướng gió lùa hoặc nhiệt độ giảm xuống đột ngột làm cho chim ủ rủ,đứng một chỗ,thậm chí không đậu được mà đứng dưới đáy lồng.

Khi gặp trường hợp này thì anh em dùng dầu gió bôi vào dưới nách ( dưới 2 cánh chim ) và bôi dưới chân chim.Đồng thời tháo luôn cầu chính,cho thức ăn và nước xuống dưới cho chim.Nếu chim không ăn được thì phải đút cho chim ăn.

3.Chim bị ngứa ngáy,rỉa lông

Khi thấy chim có dấu hiệu rỉa lông liên tục,tự cắn vào lông mình,lông cánh,lông mới mọc ra bị sâu,chim trở nên còi cọc,ít linh hoạt hơn là dấu hiệu các loại ký sinh trùng đang sống trên chim.

Cho chim tắm bằng nước muối pha loãng ,dung dịch vệ sinh phụ nữ hoặc nhỏ 2 giọt dầu gió vào cho chim tắm để diệt các loại rận mạt sống trên chim

Như mình nói ở trên nhiệt độ 10 – 25°C rất lý tưởng cho ký sinh trùng phát triển nên cần thường xuyên vệ sinh lồng,bố lồng.Dùng chai xịt côn trung xịt vào đáy lồng,cho dầu gió xuống dưới đáy lồng để xua đuổi các ký sinh trùng.Ngoài ra có thể thay cầu đang xài bằng cầu gỗ xoan cũng là cách phòng rận mạt rất hiệu quả.

cũng gặp phải nhưng rất ít khi gặp vào mùa đông,bệnh này thì gặp quanh năm,nên anh em có thể tham khảo các bài trước đây mình đã đề cập đến.

Bệnh tiêu chảy là bệnh thường gặp nhất ở chào mào. Đó cũng là điều lo ngại của nhiều người, và cũng có nhiều cách trị khác nhau. Có chú chim trị cái là hết, có chú trị hoài không hết. Tùy vào thể trạng của chú chim anh em có thể áp dụng các cách khác nhau để chú chim nhanh hết bệnh. Hiểu được dấu hiệu,nguyên nhân để có cách trị chào mào bị tiêu chảy tốt hơn.

+ Dấu hiệu nhận biết chào mào bị tiêu chảy : Chim đi phân loãng, phân ướt, nhìn dưới đáy lồng thấy phân nát. Nếu bệnh nặng nhìn chim yếu ớt, bỏ ăn, ít hót và bay nhảy cũng không nhiều.

+ Nguyên nhân chào mào bị tiêu chảy: Có rất nhiều trường hợp làm chim bị tiêu chảy, để chữa hiệu quả thì anh em cần biết rõ nguyên nhân mắc bệnh để phòng và trị bệnh tốt hơn.

Do lồng mất vệ sinh, cóng nước và thức ăn dơ làm cho chim ăn vào ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa làm chim đi phân nước.

Do thay đổi cám, bình thường chim đang ăn cám bình thường có độ đạm và chất nóng ít sau khi chuyển sang cám có nồng độ cao thì sẽ bị tiêu chảy.

Do ăn các loại trái cây có nhiều nước và mát như : Cà chua, cam, dưa hấu…

Do chim bổi chưa thuần, chim nhảy nhiều và uống nước nhiều nên phân đi bị loãng.

+ Cách trị chào mào bị tiêu chảy hiệu quả : Để trị hiệu quả chim bị tiêu chảy thì anh em cần tìm ra nguyên nhân để trị tốt hơn : Có đổi cám mới ? ăn trái cây nhiều nước không …Nhưng trước tiên cần phải vệ sinh lồng gồm bố lồng, cóng nước, cóng thức ăn.

Nếu đổi cám mới thì cần vào cám từ từ cho chim quen với cám có nồng độ đạm cao, đã có bài viết ở đây anh em tham khảo : Cách thay đổi cám cho chào mào . Hạn chế cho chim ăn các loại trái cây nhiều nước, thường thì chim ăn chỉ bị tiêu chảy lúc ăn thôi. Còn đối với chim bổi (chim mộc) thì đó là bình thường, vì chim nhảy nhiều, uống nước nhiều đi phân ướt là chuyện đương nhiên. Nếu làm như trên chim vẫn bị tiêu chảy thì anh em thực hiện 4 cách sau :

* Cách 1 : Cho chim ăn chuối tây ( hay còn gọi là chuối mốc, chuối sứ ) hoặc hồng xiêm ( gọi là sapôchê ). Anh em chọn những trái vừa chín, còn vị chát để giúp chim nhanh hết bệnh. Nếu bệnh đang nhẹ thì cho ăn 2 loại trái cây trên, khoảng 1 – 2 ngày là chim sẽ khỏi.

* Cách 2 : Cho chim ăn dứa ( gọi là thơm hoặc khóm) thay nước uống.

Đối với dứa thì anh em dùng thay nước uống cho chim. Dứa rửa sạch, lấy hết mắt ra rồi cắt khoảng 1/4 trái cho chim ăn. Anh em lấy cóng nước ra, chỉ để lại thức ăn và dứa. Chim ăn khoảng 2 – 3 ngày là hết tiêu chảy. Lưu ý : lâu lâu cũng nên bỏ tí nữa cho chim uống, vì có thể nhiều chú chim không chịu ăn dứa sẽ bị khát.

* Cách 3 : Dùng nước chè chát ( lá chè xanh ), anh em ra chợ mua bó chè tươi về rửa sạch rồi nấu lên cho chim uống thay nước. Nước chè đổ vào cóng cho chim uống qua ngày rồi thay nước khác, nước chè qua ngày sẽ bị thiu. Chim uống khoảng 2 ngày là hết tiêu chảy. Nước chè chát vừa tốt cho chim, và người nhâm nhỉ xem chim hót thì quá tuyệt rồi. Lưu ý thêm, có nhiều anh em hỏi chè chát là gì ? có phải trà hay không. Mình xin giải thích là chè chát, tức là lá của cây chè còn tươi. Còn trà mình hay uống được làm từ lá, ngọn của cây chè và đã được sấy khô.

Giải thích 3 cách trên : Với các loại trái cây : Chuối, Hồng Xiêm, Thơm và nước chè xanh chứa các chất có vị chát, vitamin C sẽ giúp làm sạch đường ruột cho chim, diệt các loại vi khuẩn sống trong đường ruột. Giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn sẽ giúp cho chim sớm hết tiêu chảy và phục hồi sức khỏe.

+ Phòng bệnh : Phải thường xuyên vệ sinh lồng, cóng. Không nên thay đổi cám thường xuyên cho chim, cho chim ăn các loại trái cây có nhiều nước ít thôi, khoảng 1 tuần cho ăn 1 lần, hoặc ăn vào ngày nóng. Nếu các cách trị trên không thành công thì anh em cần phải trị cho chim bằng thuốc dành cho thú ý . Tham khảo bài này : Thuốc trị bệnh tiêu hóa cho chào mào .

Hi vọng những kinh nghiệm trên sẽ giúp anh em phần nào chữa trị bệnh tiêu chảy cho chào mào. Thân!

Nói đến lộn mèo ( lộn cầu) ở chim thì anh em dường như ai cũng sợ. Và dường như nó đã là bệnh “nan y” khó chữa. Có nhiều người phải chấp nhận ” sống chung với lũ” hoặc thả em nó về với thiên nhiên. Cũng có người tự hỏi : Tại sao không chơi chào mào lộn mèo?

Xin trả lời là : Chơi chim chào mào để hót và đi chơi giàn, chim lộn mèo trước hết là thấy rất ngứa mắt. Thứ 2 làm chim mất sức và nếu đang cho chào mào đi thi, chim người ta hót, chét. Chim mình bên cạnh cứ lộn như làm xiếc, chắc chắn 1 điều là chim sẽ bị loại.

Trị chào mào lộn mèo thì tỉ lệ thành công khoảng 80% .Nếu phát hiện sớm thì tỉ lệ thành công càng cao hơn. Và anh em cần phải kiên trì có thể mất 3 tháng đến 1 năm mới trị được. Chia sẻ anh em 1 số cách trị chào mào lộn mèo sau :

Cách 1 : Nếu chim đang ở lồng tròn thì anh em chuyển sang lồng vuông và bố trí lại cầu như sau : Hạ cầu chính ( cầu ngang) xuống sát với đáy lồng, cho 4 cầu bán nguyệt nhỏ ở 4 góc phía trên gần nóc lồng. Bố trí thức ăn ở dưới và nước ở trên để chim bay lại ăn uống. Và độ cao như vậy chim sẽ chỉ dám nhảy lên thôi chứ không dám lộn nửa và khoảng 3 tháng là em nó sẽ hết ngay. Cách này tỉ lệ thành công cao nhất.

Anh em xem qua tấm hình tham khảo.

Cách 2 : Cho chim vào lồng tròn 60 nan loại cao. Rồi bố trí cầu bán nguyệt như sau : Dùng 2 cầu bán nguyệt loại lớn. Cầu số 1 để sát đáy lồng và nằm trực diện với cửa lồng, cầu số 2 để ở giữa lồng và nằm bên trái, cầu số 3 để sát trên nóc lồng sao cho chim rướn đầu là đụng nóc và nằm bên phải. Mục đích là 3 cầu sole nhau làm cho chim không thể nhảy được. Cách này thành công khoảng 90%.

Đây là hình bố trí cầu bán nguyệt ở lồng tròn anh em tham khảo.

Cách 3 : Cho chim vào lồng nhỏ nuôi cu gáy, lồng bẫy, hoặc thả vào aviary. Cách này thì xác định chỉ nghe chim hót, mang đi bẫy hoặc làm cảnh. Vì phải nhốt đến 1 năm mới hết được.

Ngoài ra còn có cách bố trí 2 cầu ngang sole nhau ngang bằng với chiều cao của chim để khi chim ngước lên đụng cầu mà không dám nhảy. Cách này không hiệu quả vì làm chim sợ và tháo cầu ra chim lại lộn. Hi vọng anh em sẽ thành công trong việc trị chào mào lộn mèo, nếu có cách nào hay hơn, xin vui lòng chia sẻ dưới bài viết để mọi người cùng học hỏi nha.

Đối với chim chào mào, việc phá đuôi hay rỉa lông nhìn rất xơ xác và mất thẩm mỹ. Chào mào phá đuôi có nhiều trường hợp : Phá đuôi do thiếu chất ( cái này không phải là phá mà do thiếu chất nên chim rỉa đuôi nên bị rụng). Mình xin nêu 3 trường hơp tiêu biểu và cách trị, giúp cho chú chim chào mào luôn đẹp.

* Trường hợp 1 : Chào mào tự cắn vào đuôi,cánh và hay rỉa lông.

_Nguyên nhân : Do trên lông chào mào có nhiều ký sinh trùng, đây là hậu quả của việc ít vệ sinh lồng, đáy lồng nên sinh ra ký sinh trùng và làm cho chim bị ngứa.

_Cách trị : Nếu bệnh mới phát, chim chỉ rỉa lông, cắn cánh ít thì anh em nên cho chim tắm với nước muối pha loãng, tắm xong mang chim ra phơi nắng, 2 ngày cho chim tắm 1 lần, sau 3 lần tắm chim sẽ hết.

_Phòng bệnh : Thường xuyên vệ sinh lồng, đáy lồng, cóng thức ăn và nước. Có thể pha thuốc Benkocid vào nước rồi phun vào lồng để diệt khuẩn. Tắm cho chim chào mào 2 ngày một và ngày nào cũng phơi nắng.

* Trường hợp 2 : Lông đuôi hoặc lông cánh mới ra thì bị gãy, hoặc bị gãy trong gốc. Làm cho chim thường xuyên rỉa những chỗ đó, trường hợp này không phải bị ngứa mà do chim thiếu chất, rỉa vào làm lông rụng.

_Nguyên nhân : Do chim bị thiếu chất trầm trọng, như canxi, đạm, vitamin. Và do ít tắm và phơi nắng cho chim.

_Cách trị : Thay đổi cám cho chào mào, chọn những loại cám chất lượng chứa nhiều chất canxi ( có trong tôm ), đạm ( trong trứng gà). Hoặc có thể tự làm cám cho chim chào mào. Bổ sung các loại trái cây có nhiều vitamin A, C . Đặc biệt thường xuyên tắm nước và tắm nắng cho chim. Tắm nắng giúp chim tổng hợp vitamin D giúp cho bộ lông luôn đẹp và cứng chắc.

_Phòng bệnh : Vệ sinh lồng, tắm táp, bổ sung chất dinh dưỡng cho chim.

* Trường hợp 3 : Chào mào phá đuôi do bu lồng, chim bổi nhảy hoặc do chim quá căng lửa.

_Đối với chim bu lồng thì cần thay đổi lồng cho chim, cho chim ở trong lồng vuông để tránh bu lồng và hư lông đuôi (Chim bu lồng thường là chim má trắng, do cách nuôi từ nhỏ, hay kè chim sát lồng để đấu). Nếu nhà có aviary (loại lồng lớn để thả chim vào nuôi, hoặc cho sinh sản) thì cho chim vào khoảng 2 tháng. Lồng rộng rãi chim sẽ ít bu hơn.

_Đối với chim căng lửa chỉ có cách trị là hạ lửa : Hạ lửa cho chào mào bằng cách thường xuyên cho chim tắm, đổi cám ít chất nóng, và ăn các loại trái cây mát như cà chua, cam…

_Đối với chim bổi thì chấp nhận để mùa sau chơi, cần tập cho chim dạn trước. Còn nếu muốn lông không hư thì treo chim ở nơi yên tĩnh để chim ít bay nhảy.

►Chào mào rụng lông quanh mắt

Hôm rồi có mang chim đi chơi và cũng thấy 1 bác chim bị rụng lông quanh mắt,mào và đầu.Trường hợp này lúc trước mình cũng đã bị đối với chú chim chào mào Huế 3 mùa và đã trị thành công.Nay chia sẻ lại bài này cho anh em nào gặp trường hợp này.

+Nguyên nhân : Do chim ăn cám có chất kích thích và nóng quá làm phần lông trên mắt bị rụng dần.Các loại cám có chứa hàm lượng chất gây nóng nhiều như : ớt,kỳ tử,mật ong,sầu riêng….

+Cách trị : Trước tiên anh em cần phải đổi cám ngay,dùng các loại cám như Ba Vì,Vương Việt Anh..Và anh em cần phải trị ngay khi thấy dấu hiệu quanh mắt chim bị rụng lông,nếu để lâu quá sẽ làm hỏng chú chim.Bổ sung các loại trái cây tươi như cà chua,cam,đu đủ,để hạ lửa và giúp cho người chú chim được mát hơn.Một tuần nên tắm cho chim khoảng 4 lần,nước tắm có thể pha thêm chút muối loãng và phơi nắng cho chim.Ngoài ra cần vệ sinh lồng cóng,bổ sung cào cào non cho chim.Với cách trị trên thì khoảng 2 tháng là chim mọc lại lông đầu,mắt,tách đỏ dần.Và tuyệt đối không nên dùng loại cám đó cho chú chim nữa,vì cám đó không hợp cho chú chim làm lông bị rụng.

Đây là trường hợp mình gặp phải do ăn cám nóng,cũng có nhiều trường hợp rụng sâu xuống tận cổ,xuống cánh.Thì anh em cần phải thường xuyên vệ sinh lồng cóng,tắm táp,phơi nắng cho chim,vì cũng có trường hợp cho chim thiếu chất,mất vệ sinh hoặc do thiếu nắng.

Chúc anh em vui vẻ và thành công trong cuộc sống.

Rận mạt thường ở trong lồng nuôi gà, trong ổ gà và sống ký sinh trên con gà, làm cho gà bị bệnh và không tăng trưởng được. Lồng nuôi chim cũng vậy sau 1 thời gian thường sinh ra các loại ký sinh trùng rận mạt, con mát, rệp…Chúng thường sống dưới đáy lồng và ký sinh trên người con chim. Chúng được sinh ra do quá trình lâu dài không vệ sinh sạch sẽ bố lồng, bố lồng thông thường cũng chỉ mang ra chà sạch phân rồi lại bỏ vào lại. Kết hợp với thức ăn rớt xuống tạo điều kiện tốt cho chúng phát triển.

*Tác hại của rận mạt đối với chim cảnh :

Chúng sống ký sinh trên người chú chim gây khó chịu, làm chim mất ngủ,còi cọc.

Làm chim ngứa ngáy sinh ra rỉa lông nhiều hoặc làm cho 1 vùng lông bị rụng mà không mọc lại được.

Chúng hút máu, các chất trên cơ thể chim làm suy nhược cơ thể,gây tổn thương trên da và tạo điều kiện cho các bệnh khác phát sinh.

Ngoài ra rận mạt còn bò vào cơ thể chim qua đường hô hấp và miệng làm tắc ruột, mù mắt, khó thở.

*Dấu hiệu khi chim bị rận mạt :

Chim bị ngứa ngáy, rỉa lông liên tục.

Chim cắn vào mình, vào cánh.

Chim bị sâu lông, lông mọc ra bị gãy, rụng.

Chim bị rụng lông không mọc lại theo từng vùng, nhìn như bị nấm da.

Chim ít ăn, ít bay nhảy và trông còi cọc hơn.

+ Đối với chú chim : Thường xuyên tắm nắng và tắm nước. Phơi nắng thì ngày nào cũng phơi, còn tắm nước thì nên 2 ngày 1 lần. Đồng thời để diệt hết rận mạt lúc tắm cần kết hợp 3 cách sau đây :

_Cách 1 : Trước khi cho chim tắm anh em nhỏ 2 giọt dầu gió vào khay nước rồi khuấy cho đều và cho chim vào tắm.Chim tắm xong bảo đảm rận, mạt chết hết.Nếu chim có uống nước cũng không sao, dầu gió không làm ảnh hưởng đến chim đâu.

_Cách 2 : Dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ cho vào khoảng một muỗng cafe rồi hòa vào cho chim tắm, tắm khoảng 3 lần thì chim sẽ hết. Nhưng với điều kiện nhà phải có phụ nữ nha

. Không thì ra tiệm tạp hóa nói bán cho chai Dạ hương. Dung dịch này giúp diệt rận, nấm ngứa trên người và chim.

_Cách 3 : Cho khoảng 2 muỗng muối pha loãng cho chim tắm để diệt rận, tắm xong thì mang chim ra phơi nắng khoảng 1h. Cách này thì diệt hơi lâu nhưng an toàn cho chim. Và cũng nên định kỳ 1 tuần cho chim tắm nước muối pha loãng 1 lần, giúp diệt ký sinh trùng trên lông.

+ Đối với lồng chim : Lấy hết cóng nước, thức ăn mang ra ngoài. Tháo bố lồng ra rồi dùng chai xịt gián, muỗi, côn trùng Raid hay Mosfly xịt vào lồng, đáy lồng rồi mang ra nắng phơi khô. Phải đàm bảo phơi cho khô, tránh để lại mùi khi cho chim vào kẻo chim ngửi mùi khó chịu gây ra ho.

*Phòng bệnh rận mạt cho chào mào : Cho chim tắm nắng, tắm được để phòng trừ rận mạt. Thường xuyên vệ sinh, thay bố lồng. Nên sử dụng bằng giấy lót lồng , không nên dùng vải lót, bố lót hay bán ở tiệm chim nếu lười vệ sinh. Vì thông thường xài bố này thì anh em cũng chỉ mang ra chà cho hết phân chứ không rửa sạch, nên rận vẫn còn dính trên bố lót lồng. Để phòng trừ triệt để hơn thì anh em làm theo cách sau :

_Khoảng 1 tuần dùng bình xịt côn trùng xịt vào lồng và đế 1 lần, quét thêm ít nhớt quét lồng dưới đáy lồng giúp hạn chế sinh sôi của rận mạt.

_Dùng lá thầu đâu, hay còn gọi là lá cây xoan. Lá này người ta thường dùng thân cây để làm giấy, bàn ghế. Còn lá cây thì dùng ủ chuối cho nhanh chín. Lấy 1 ít lá này vò nát bỏ dưới đáy lồng rồi dùng bố lót lồng che lại, cách này thì rận mạt tránh xa lồng cả mét.

_ Cho khoảng 10 con sâu quy sống ở dưới đáy lông. Sâu quy ăn cám rớt dưới đáy lồng và ăn cả rận mạt, nên trị rận mạt dưới đáy lồng bằng sâu quy cũng rất hiệu quả. Khoảng 1 hoặc 2 tháng cho sâu quy xuống bố lồng nếu không còn, bởi sâu quy sẽ hóa nhộng, hóa con bọ đen để sinh sản và do thiếu thức ăn sẽ không sinh sản được.

_Cách phòng trừ cuối cùng là ra tiệm thú ý hỏi mua ” vòng chống rận mạt ” loại này người ta thường đeo vào cổ cho chó, mèo. Thuốc trong vòng sẽ đi theo tuyến mồ hôi trên thú cứng để diệt rận mạt, bọ chét. Anh em mua sợi dây này khoảng 55k – 100K về cắt từng miếng ra và rải dưới đáy lồng rồi dùng bố lồng che lại kẻo chim ăn.

Chú ý lúc diệt rận, mát nên tránh để lên người nha, nó bò lên người, lên tóc làm ngứa ngày chịu không nổi đâu. Đó là cách phòng bệnh rận mạt cho chào mào mình đã trị thành công. Cuối cùng là anh em ở các diễn đàn khác nếu copy bài vui lòng ghi rõ nguồn để tôn trọng người đã bỏ công ra chia sẻ. Mình qua các diễn đàn thấy bài mình bị copy rất nhiều, mà không thấy ghi lại nguồn. Chúc anh em sức khỏe

Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc trị giun,sán cho chim chưa?Chim sống lâu ngày trong lồng,đặc biệt là những chú chim 2- 3 năm lồng.Ăn các loại trái cây,mồi tươi như cào cào,dế… Sẽ làm sinh ra các loại giun sán sống ký sinh trong ruột chim.

Những loại giun sán này ăn các chất dinh dưỡng của chim kéo theo chim gặp các hiện tượng : Chim ăn ít,ốm yếu,phân chim lúc khô lúc ướt và có mùi hôi,làm cho chim ủ rủ,lông xù,lông xơ xác,cánh sệ xuống.Giun sán còn làm cho chim hót ít hơn và giảm dần theo thời gian,lực hót yếu dần mau mệt,ngoài ra nó còn làm cho chim ít bay nhảy.Khi gặp các hiện tượng trên thì bạn cần sổ giun cho chim.

Việc trị giun đã được anh em chơi gà đá thực hiện đã rất lâu rồi. Nhưng đối với chim cảnh thì mới được quan tâm gần đây, vì 1 phần ruột chim thẳng, ăn xong sẽ tiêu hóa rất nhanh (khoảng 5 phút ) nên giun sống trong đường ruột cũng ít. Cách trị giun này áp dụng cho tất cả các loại chim : Họa Mi, Cu gáy, chích chòe, chào mào…Anh em nên trị giun cho chim theo chu kỳ từ 3 – 6 tháng 1 lần, sau đây mình xin hướng dẫn cách trị giun sán cho chim theo thuốc tây và cách cổ truyền.

* Cách 1 : Dùng thuốc dành cho chim cảnh có bán tại các cửa hàng chim cảnh hoặc cửa hàng thuốc thú ý . Trong các loại thuốc này thường có chứa thành phần chất pipérazine để diệt giun. Tùy theo loại thuốc mà anh em có thể tham khảo cách sử dụng in trên hộp để sử dụng. Thường có dạng viên và dạng nước anh em pha thuốc vào nước cho chim uống từ 3 – 5 ngày là hết sán. Nếu hỏi mua không có anh em có thể tham khảo tại http://vitamingada.com/ . Trang này chuyên bán thuốc cho chim hót, chim đá, khoáng chất, thuốc trị khàn giọng, trị tiêu chảy cho chim.

* Cách 2 : Dùng hạt cau khô, loại cau người ta hay ăn trầu. Và cách này anh em chơi gà thường làm. Anh em dùng 1/2 hạt cau già đã phơi khô ( cau bóc vỏ ra lấy hạt), xay nhuyễn thành bột và cho vào cóng nước loại lớn hay cho chim uống nước. Ngâm khoảng 2h đồng hồ rồi lấy nước đó cho chim uống. Với cách này thì khoảng 2 ngày là diệt hết giun trong bụng chim, khoảng 30 phút là thấy kết quả. Chú ý cách này diệt rất hiệu quả nhưng cũng dễ làm cho chim bị chết do say, nên anh em cần xem liều lượng, không nên dùng bột cau quá nhiều và theo dõi nếu chim có dấu hiệu say thì dừng lại ngay.

* Cách 3 : Cách này an toàn hơn cách thứ 2, đó là dùng hạt bí đỏ. Hạt bí đỏ đã thường được dùng trị giun cho em bé, và nó cũng rất hiệu quả, an toàn cho chim. Anh em dùng khoảng 1 nắm nhỏ chừng 20 hạt, phơi khô. Bóc hết vỏ ra, sau đó xay nhuyễn và trộn chung vào cóng thức ăn cho chim ăn. Với cách này thì cho chim ăn hết cóng thức ăn là được.

* Chú ý quan trọng với 3 cách trên : Đối với thuốc hay hạt cau pha nước chỉ dùng qua 1 ngày, ngày hôm sau thay nước mới. Khi chim uống thuốc xong thì khoảng 30 – 45 phút sẽ thấy trong phân rất nhiều giun, và sẽ giảm dần, khi nào nhìn phân không thấy giun nữa thì dừng lại. Thông thường khoảng 2 – 3 ngày là hết. Lúc dùng thuốc nên theo dõi chú chim xem có hiện tượng bỏ ăn hay ủ rủ, say thuốc không ?

Việc sổ giun cho chim là cần thiết nhằm giúp cho chú chim ăn nhiều, luôn được khỏe mạnh, hoạt bát và siêng hót, tránh ủ rủ. Để cho chú chim luôn trong trạng thái phong độ nhất. Chúc anh em thành công.

Những loại trái cây hiện nay thường được phun thuốc sâu, thuốc kích thích để đạt năng suất cao. Thậm chí những trái chưa chín, sau 1 đêm ngâm thuốc thì nó đã chín bình thường, cũng có nhiều loại được ngâm các chất bảo quản để giữ độ tươi của trái cây lâu hơn. Chính vì thế nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người cũng như chim cảnh. Nhẹ thì chỉ bị nôn mửa, năng thì có thể tử vong.

Gần đây nhất nickname Bạch Công Tử trên facebook, tên thật là Minh, có mua 2 quả táo đỏ ( tem ghi là Táo Mỹ) với giá 70k, anh cho 6 chú chào mào ăn ,còn những chú chim khác do thức ăn đang còn nên anh không cho ăn. Sáng ngày mở áo lồng thì 6 chú chim đã chết cứng trong lồng, còn những chú chim khác vẫn bình thường. Trong 6 chú chim có 2 con chào mào chơi giàn và 4 con chào mào mộc nghi ngờ chết do ăn táo Trung Quốc. Có rất nhiều anh em chia buồn cũng như căm phẫn về những người bán trái cây này. May mắn là anh Minh chỉ có thói quen mua trái cây về cho chim ăn, chứ không ăn thử, nếu ăn thử không biết hậu quả thế nào.

+Dấu hiệu khi chim bị ngộ độc trái cây :

Khi chim ăn trúng trái cây bị ngộ độc thường bị ủ rủ, chim xù hết lông, chim bị tiêu chảy , phân chim bị nát và ướt. Chim ít di chuyển, bay nhảy khó khăn, kiểu như bị trúng gió.

+Cách trị khi chim bị ngộ độc :

Khi gặp các dấu hiệu trên và nghi là do ăn trái cây thì anh em bỏ trái cây đó đi, thay vào đó là 1/2 trái chuối gần chín, vỏ còn hơi xanh, loại này chứa nhiều mủ. Kết hợp với 1/4 trái dứa ( thơm, khóm), bỏ vào lồng cho chim ăn. Chuối và thơm giúp làm sạch đường ruột, diệt khuẩn và loại bỏ chất độc trong đường ruột. Nếu phát hiện sớm thì tỉ lệ chữa sẽ thành công cao hơn.

+Phòng trừ chất độc trong trái cây :

” và nó cũng sẽ hạn chế 1 phần chất độc.

Trái cây sau khi mang về anh em cho ngâm vào muối, hoặc nước rửa sau quả và cho vào tủ lạnh, để ngày hôm sau mới cho chim ăn. Rửa trái cây bằng muối + cho vào tủ lạnh sẽ loại bỏ được các độc tố trong trái cây.

Bài viết này hi vọng anh em sẽ cẩn thận khi cho chim ăn trái cây chứa chất độc. Giúp cho chú chim khỏe mạnh và tránh trường hợp mất đi chú chim yêu quý của mình. Thân chúc anh em sức khỏe.